Tác giả, Tác phẩm văn 6 – Thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi

I. Đôi nét về tác phẩm: Thầy bói xem voi

1. Thể loại: truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn

·       Hình thức: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần

·       Nội dung: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người

·       Mục đích: nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi thuộc nhóm truyện mượn chuyện về chính con người để đưa ra bài học cho mọi người.

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Tóm tắt

Bài tóm tắt số 1

Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

Bài tóm tắt số 2

Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào.

Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: Ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Bài tóm tắt số 3

Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

Bài tóm tắt số 4.

Có năm thầy bói mù, tất cả đều chưa biết con voi như thế nào. Nhân buổi ế hàng, có voi đi qua, các thầy bèn rủ nhau đi xem. Cách xem voi của các thầy là dùng tay sờ voi, cho nên mỗi người chỉ sờ được một bộ phận. Thế là họ cãi nhau dẫn đến cuộc đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

Bài tóm tắt số 5

Có năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng đã rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem hình thù con voi trông như thế nào. Mỗi ông thầy bói xem một bộ phận của con voi. Có ông xem vòi thì bảo voi sun sun như con đỉa. Ông xem ngà lại bảo voi giống đòn càn. Ông xem tai thì liền bảo nó giống cái quạt thóc. Còn ông xem chân thì chắc chắn bảo rằng con voi sừng sừng như cái cột đình. Ông cuối cùng xem đuôi nhất định bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cuối cùng, năm ông cãi nhau, không ông nào chịu ông nào. Kết quả là năm ông đánh nhau toác đầu chảy máu.

4. Bố cục(3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”): Hoàn cảnh xem voi của các thầy bói

- Phần 2 (tiếp đó đến “như cái chổi sể cùn”): Các thầy bói xem voi và phán về voi

- Phần 3 (còn lại): Kết quả của việc xem voi

II. Phân tích văn bản Thầy bói xem voi

a) Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện “Thầy bói xem voi” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh xem voi của các thầy bói

- Hoàn cảnh: nhân buổi ế hàng, ngồi tán gẫu với nhau

- Đặc điểm:

   + Đều bị mù

   + Chưa biết gì về hình thù con voi

- Cách xem voi:

   + Dùng tay để sờ

   + Mỗi thầy chỉ được sờ một bộ phận của con voi

→ Cách mở đầu ngắn gọn, hấp dẫn

2. Các thầy bói phán về con voi

- Phán về hình thù con voi:

   + Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa

   + Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn

   + Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc

   + Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình

   + Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi sể cùn

→ Đúng được từng bộ phận nhưng không đúng được tổng thể

- Thái độ của các thầy khi phán:

   + Chủ quan, bảo thủ, phiến diện

   + Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của người khác, khẳng định quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng

→ Sai lầm về phương pháp nhận thức

3. Kết quả của việc xem voi

- Không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng

- Xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu

→ Nghệ thuật phóng đại tạo tiếng cười, tô đậm sai lầm, lí sự của các thầy bói

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện “Thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện

   + Nghệ thuật: phóng đại, dùng đối thoại tạo nên tiếng cười kín đáo…

- Bài học cho bản thân: phải xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác…

b) Bài văn phân tích

Phân tích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi – Bài phân tích mẫu số 1

  Nhân dân vẫn lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để đánh địch, để chế giễu những thói hư tật xấu quanh ta. Truyện Thầy bói xem voi là một truyện cười mang tính ngụ ngôn sâu sắc.

    Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay"; tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.

    Thầy bói sờ vòi voi thì bảo "sun sun như con đỉa". Thầy bói sờ ngà lại phán con voi "chần chẫn như cái đòn càn". Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó "bè bè như cái quạt thóc". Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi "sừng sững như cái cột nhà". Thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi "tun tủn như cái chổi sể cùn".

    Cả năm ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình tuyệt đối đúng, đắp tai trước chân lí, trước sự thật.

    Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi - hài kịch. Năm lão thầy bói đã "đánh nhau toạc đầu, chảy máu'' làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười!
Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có câu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mùa mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.

    Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.

Phân tích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi – Bài phân tích mẫu số 2

 Mỗi truyện ngụ ngôn luôn hàm chứa những bài học sâu sắc mà ông cha muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau. Nếu như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta không được huênh hoang, kiêu ngạo phải luôn trau dồi kiến thức bản thân thì truyện Thầy bói xem voi lại đem đến cho người đọc những bài học bổ ích khác: khi xem xét sự vật hiện tượng cần có cái nhìn toàn diện, tránh cách đánh giá vấn đề phiến diện, một chiều.

    Truyện kể về năm ông thầy bói rảnh rỗi, nhân một buổi ế hàng đã góp tiền với nhau để xem hình thù con voi thế nào. Cách xem voi và nhận xét về chúng của các ông thầy bói hết sức đặc biệt. Vì bị mù nên các ông chỉ có thể dựa vào xúc giác để biết con voi hình thù ra sao. Năm người sờ năm bộ phận và mỗi người lại đưa ra những kết luận khác về con voi. Ông thứ nhất thì cho con voi sun sun như con đỉa khi sờ vào vòi; ông thì cho nó chần chẫn như cái đòn càn khi sờ ngà; ông lại phán con voi nó phải bè bè như cái quạt thóc khi sờ tai; ông nghe được lại cãi nó phải như cái cột đình khi sờ vào chân và ông cuối cùng cũng nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình khi cho rằng con voi phải tun tủn như cái chổi sể cùn khi sờ vào đuôi. Mỗi người một ý kiến và họ kiên quyết cho rằng nhận xét của mình là đúng, không ai nhường ai nên đã xảy ra một cuộc hỗn chiến khiến các ông toác đầu, chảy máu. Năm ông thầy bói đã cho những người chứng kiến một trận cười ra nước mắt.

    Câu chuyện kết lại đã để lại cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa. Trước hết, truyện chế giễu những thầy bói nói dựa , mới chỉ sờ vào bộ phận của con vật nhưng đã phán toàn thể về nó, đồng thời đây cũng là lời khuyên không nên tin vào những điều mê tín, bói toán. Không chỉ vậy truyện còn nêu lên bài học sâu sắc trong cách chúng ta nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống. Khi xem xét bất cứ điều gì cũng cần phải có cái nhìn bao quát, toàn diện để đánh giá được đúng đối tượng, sự việc. Tránh cái nhìn phiến diện, một chiều dẫn đến nhận thức sai lầm, lạc hướng giống như các “Thầy bói xem voi” .

    Cũng giống như những truyện ngụ ngôn khác, Thầy bói xem voi có lời kể ngắn gọn, mọi câu chữ đều được rút gọn đến mức tối đa. Sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc, rất phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Kết thúc truyện bất ngờ, hợp lí vừa tạo ra tiếng cười vui vẻ cho người đọc, người nghe về một cuộc ẩu đả bi hài, vừa đẩy tính bảo thủ của các ông thầy bói lên cao nhất.

    Qua cách tạo dựng tình huống huống đặc sắc, truyện Thầy bói xem voi trước hết đã đem lại tiếng cười vui vẻ cho người đọc. Nhưng đằng sau tiếng cười ấy, chúng ta còn tự rút ra bài học cho riêng mình về cách xem xét các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Phải luôn có cái nhìn đa diện, nhiều chiều khi nhìn nhận bất cứ vấn đề gì, tránh cái nhìn một chiều dẫn đến đánh giá sai vấn đề.

Phân tích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi – Bài phân tích mẫu số 3

 Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc “xem voi” của năm ông thầy bói. Các thầy rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông sờ vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông sờ tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông sờ chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng sờ đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu. Cách “xem voi” ấy thật kì quặc và mắc những sai lầm khá cơ bản. Từ câu chuyện này, ta có thể rút ra cho mình những bài học hữu ích.

    Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể “xem voi” tận mắt mà chỉ có thể “sờ” bằng tay. Con người có năm giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan quan trọng nhất trong việc “xem”, ấy là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ vận dụng có một giác quan để làm việc đó: xúc giác. Vậy là các thầy “xem” voi bằng tay! Thêm nữa, con voi lại quá to nên tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, nhận biết không được toàn diện về đối tượng. Vậy nên, cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu.

    Rõ ràng, sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.

    Và điều quan trọng hơn nữa, nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản lượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào!

    Câu chuyện ngụ ngôn của người xưa đã giúp người đọc rút ra những bài học bổ ích trong cuộc sống. Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp nhận thức của các giác quan (tai nghe, mắt thấy…). Nhưng nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể. Đặc biệt, không nên chủ quan trong việc xem xét, đánh giá sự vật, sự việc mà cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình.

Phân tích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi – Bài phân tích mẫu số 4

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam. Ngụ ngôn nghĩa đen nghĩa là lời nói gửi, lời nói có ngụ ý kín dáo. Truyện ngụ ngôn là loại truyện để cập dên những bài học vé dạo lí hoặc triết lí bàng một hình thức kín dáo, thâm thuý.

Nhân vật trong các truyện ngụ ngôn có khi là cỏ cây, muông thú, có khi là con người. Nhưng cả người lân vật trong các truyện ngụ ngôn đều chi là những phương tiện nhàm giúp cho tác giá dưa ra những bài học vé dạo lí dối với người đời. Truyện "Thầy hói xem voi"có kết cấu tương đối rõ ràng, nó như một vở kịch ngắn gôm ba màn kịch khá đặc sắc.

Trong màn kịch này, ta thấy các thầy bói họp mặt nhân buối ế hàng để đi đến một quyết định quan trọng là cần xem voi, xem để bù đắp cho sự thiếu thốn trong hiểu biết, đê thoả trí tò mò. Cuộc xem voi của các thầy bói khá đặc sắc: họ xem bằng không ai bào ai, mồi người chi xem một bộ phận trẽn cái cơ thế dồ sộ của con voi.

Cuộc họp mật của các thầy bói chứa dầy kịch tính. Cái tò mò của các thầy bói muôn biết vé con voi cũng kích thích trí tò mò của người đọc, khiến họ phải chú tâm theo dõi cuộc họp mặt và cách thức "xem voi của cả năm thầy.

Màn thứ nhất cùa vở kịch dược thể hiện trọn vẹn ớ đoạn mở đáu cửa truyện. Mỗi câu trong đoạn vãn là một thõng tin. Cae thông tin cứ nối tiếp nhau tạo ra sức hấp dẫn đối với người dọc. buộc họ phải xem tiếp màn sau của vỡ kịch. Màn thứ hai có thể gọi tên là "cuộc Sang màn này, kịch tính cứ từng bước tãng thêm qua cuộc đối thoại giữa các thầy bói. Các câu dôi thoại đểu rất ngắn gọn, cứ từng nấc làm bộc lộ nội dung, cứ qua một cáu dôi thoại thì mâu thuần giữa các thầy bói lại tăng thêm một bước. Người nói sau thì phủ nhận người nói trước, người nói sau cùng thì phú nhận tất cả! Sự bực tức của các thầy bói cứ tăng dần lên theo từng lời dối thoại của người khác, đáy mâu thuản và sự hài hước lên một bước cao hơn.

Phải thừa nhận rằng mồi thầy bói dểu có chỗ đúng trong nhận xét của mình, nhưng nó lại chi đúng với một bộ phận cua con voi mà họ đã sờ được. Song họ lại sai, bời vì ai cũng khàng khăng đem một cái rất nhỏ, rất cá biệt nhằm kháng định cái toàn thế. Cái bộ phận thì làm sao có thế bao quát hết dược cái toàn thế! Những máu thuần ở màn thứ hai này đã đấy đến kết cục ở màn chót. Màn chót của vớ kịch có thể gọi tên là Màn này diẻn ra cánh ổn ào nhất do mâu thuẫn cùa tấn kịch dã lên tới đính điếm.

Các tháy bói dã "đánh toác đấu chày máu",bởi vì "tliầv nào cùng cho (lúng, không Cuộc xô xát xảy ra là không thế tránh khỏi, vì các thầy bói dểu rất bảo thú. người nào cũng cứ khư khư giữ lấy ý kiến của mình và cho rằng mình đã tìm ra quan niệm đúng nhất vé hình thù con voi! Cuộc ẩu dả giữa các thầy bói nhảm "giải quyết mâu vệ chân lí' mang đầy tính bi và hài. Cái hi thể hiện ở chỗ các thầy bói dều muốn thoá mãn sự hiểu biết, nhưng rốt cuộc vẫn chẳng hiểu được gì, sự dau khổ vì thiếu tri thức như vần còn nguyên vẹn.

Hơn thế nữa lại còn phái dổ máu mà vần khổng biết dược chân lí là đáu! Cái hài thê hiện ớ chỗ thầy bói nào cũng chí căn cứ vào một bộ phận của con voi đê nhân định khái quát về cả con voi và cứ một mực cho thế là đúng, rồi cứ thế mã cãi nhau và đánh nhau! Truyện "Thầy hói xem vor dược xây dựng trên cơ sở sự khiếm khuyết vể thị giác của các thầy bói. Họ không thể nhận biết dược sự vật bàng chức năng của mắt, phải nhờ vào bàn tay, tức là nhờ vào chức nâng cùa xúc giác và căn cứ vào đó dế dánh giá sự vật.

Nguy hại hơn nữa là lại chi dira vào một bô phận cùa sự vật dê đánh giá toàn bộ sự vật ấy. Cách "nhìn nhận"dó dã làm cho sự vật méo mó, thiếu chính xác và không khách quan. "Thầy bói xem voi"là câu chuyện giàu kịch tính, có kết cấu khá mạch lạc. Nghệ thuật của truyện ngụ ngôn dân gian ớ đây dã dạt tới đinh cao. Tác giá đã rất khéo chọn lựa một con vật đồ sộ như voi để cho các thầy bói cùng một lúc đều có thế "xem"bằng tay. và từ đó sẽ thuận lợi cho việc tường tượng, hư cấu nhằm rút ra những diều bổ ích cho con người vé việc nhận xét, bình giá và ứng xử trong mọi quan hệ ờ đời.

Rõ ràng đây là một tấn bi - hài kịch vể một cách nhận thức, một bài học quý để người dời cùng học. Bài học ấy nhắc chúng ta ràng muốn hiểu biết dầy dù về một sự vật, một hiện tượng 'hay một con người nào đó thì phải nhìn nhận thật loàn diện, không nên mới chỉ biết có một ít mà đã suy ra quá nhiều hoặc phán đoán mò mẳm. Đến đây, ta càng thấy đầu để 'Thầy xem voi" hàm chứa dầy tính hài hước.

Đầu đề này cũng đã đi vào vốn ngôn ngữ thông thường của đời sống mỗi khi nhận xét hoăc bình giá một sự việc nào đó làm chưa dến đầu dến dũa hoặc còn phiến diện. Truyện "Tháy hói xem voi'mang đậm tính phc phán, có ý nghĩa triết học sau sắc, nó như một bài học quý không chi cho ngày xưa, cho ngày nay mà cho cả mai sau...

Phân tích truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi – Bài phân tích mẫu số 5

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. “ Thầy bói xem voi” là một trong những câu chuyện ngụ ngôn hài hước, phản ánh một cách chân thực mà thực tế trong xã hội hiện nay đang diễn ra thông qua những đánh giá khách quan của những ông thầy bói.

Đây là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục cao về sự nhìn nhận của con người trong cuộc sống, là một bài học luân lí vô cùng quý báu.

Chuyện được kể về 5 ông thầy bói, mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi. Người sờ đầu, người sờ ngà, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi. Chỉ như vậy thôi mà những ông thầy bói này đã đưa ra những kết luận dựa trên suy nghĩ của mình, không có một căn cứ nào nhưng họ luôn khẳng định ý kiến cá nhân của mình là đúng và cuối cùng đã gây ra tranh cãi dẫn đến việc đánh nhau.

Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Rõ ràng những ý kiến như vậy là hoàn toàn sai lầm, chỉ nhìn vào bộ phận mà đánh giá một cái toàn thể. Những hình thức bề ngoài không thể đánh giá được những thứ bên trong, một bộ phận không thể nói lên được tất cả. Sự bảo thủ của những ông thầy bói như là một trò cười trong mắt người đọc, làm cho con người ta có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

Thực tế cho thấy, những ông thầy bói chỉ sờ bằng tay thôi mà có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đầy tự tin, ai cũng nghĩ là mình đúng, không ai nhường ai. Những con người này đã lấy những khuyết điểm trên cơ thể mình để áp đặt vào con voi, một con vật không có nhận thức, bản thân nó chỉ là một loài vât. Chắc hẳn, những ông thầy bói muốn khẳng định bản thân mình đối với những người còn lại chăng?

Không có một sự ràng buộc nào trong suy nghĩ của con người, học có quyền nghĩ rằng là mình đúng và muốn khẳng định ý kiến đó, nhưng những con người đấy không hiểu hết vấn đề, chỉ nông nổi đưa ra ý nghĩ chủ quan của bản thân mà thực tế trong câu chuyện là những ông thầy bói bị mù, chỉ cảm nhận thông qua bàn tay của mình rồi đưa ra kết luận một cách mù quáng, thiếu khoa học.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn một phần nào những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, và có thể nhìn nhận một cách khách quan hơn, chính xác hơn. Đừng bao giờ đặt suy nghĩ chủ quan của mình vào người khác, không thể kết luận một sự việc nào đấy theo cảm nhận của mình. Hơn thế, chúng ta không được lấy cái bộ phận để đánh giá cái toàn thể khi nhìn nhận một vấn đề trong xã hội của chúng ta.

Đừng như những ông thầy bói trong câu chuyện để rồi phải gây ra ẩu đả, đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Tác giả dân gian không những chỉ ra những khuyến khuyết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thường xuyên gặp phải mà còn là một bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá.