SBT Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000) | Giải SBT Lịch sử lớp 12

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)

Bài 1 trang 136 SBT sử 12

Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

1. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước là gì?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

2. Đại hội toàn quốc của Đảng đánh dấu bước chuyển sang thời kì đổi mới là

A. Đại hội IV.

B. Đại hội V.  

C. Đại hội VI.

D. Đại hội VII.

3. Vấn đề quan trọng nhất quyết định nguyên nhân nước ta tiến hành công cuộc đổi mới là gì?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội

B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật

D. Những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước

4. Đường lối đổi mới của Đảng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội là

A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới xã hội, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

B. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới chính trị gắn liền với đổi mới tư tưởng, trọng tâm là đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về chính trị.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về kinh tế

5. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương về kinh tế là

A. Tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.   

B. Tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nặng.

C. Tập trung thực hiện bốn chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu      

D. Tập trung thực hiện bốn chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nặng.

6. Thành tựu về lương thực - thực phẩm của nước ta đầu thập kỉ 90 là

A. Đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự  trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

B. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

C. Đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, không phải nhập từ bên ngoài.

D. Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu Đông Nam Á.

7. Khó khăn, yếu kém trong công cuộc đổi mới những năm 1986 - 1990 biểu hiện ra sao?

A. Năm 1988, nước ta vẫn còn phải nhập khẩu 45 vạn tấn gạo.

B. Hàng tiêu dùng tuy dồi dào, đa dạng nhưng việc lưu thông còn gặp những khó khăn.

C. Chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao.

D. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao, hiệu quả kinh tế thấp.

8. Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1995 là gì?

A. Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

B. Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và gia nhập ASEAN.

D. Các công ty của hơn 50 nước đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

9. Đại hội Đảng toàn quốc đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" là

A. Đại hội V.

B. Đại hội VI.

C. Đại hội VII.

D. Đại hội VIII.

10. Nguyên nhân cơ bản nhất của những thắng lợi mà Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) là

A. Đảng kịp thời điều chỉnh đường lối qua từng kì đại hội sát với thực tiễn.

B. Đảng chủ trương đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ.

C. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, những bước đi phù hợp, nên nhanh chóng đi vào cuộc sống, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân.

D. Nước ta mở rộng được quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, cô lập của các lực lượng thù địch, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

của các lực lượng thù địch, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

11. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là gì?

A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên

B. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học - kĩ thuật là quốc sách hàng đầu

C. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

D. Nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, phát huy nội lực trong nước

D. Những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước.

Trả lời:

Câu 1

Lời giải: Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Chọn A

Câu 2

Lời giải: Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001).

Chọn C

Câu 3

Lời giải: 

Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Chọn A

Câu 4

Lời giải: Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Chọn D

Câu 5

Lời giải: Trước mắt, trong 5 năm (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Chọn A

Câu 6

Lời giải: 

Về lương thực - thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1989, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, vượt so với năm 1987 là 2 triệu tấn, và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

Chọn C

Câu 7

Lời giải: 

- Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

- Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội và nhiều hiện tượng tiêu cực khác chưa được khắc phục.

Chọn D

Câu 8

Lời giải: Tháng 7-1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chọn C

Câu 9

Lời giải: 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991) đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000".

Chọn C

Câu 10

Lời giải: 

Nguyên nhân cơ bản nhất của những thắng lợi mà Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) là nước ta mở rộng được quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, cô lập

Chọn C

Câu 11

Lời giải: Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chọn C

Bài 2 trang 138 SBT sử 12

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô ☐ trước câu sai:

1. ☐ Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh và bổ sung tại Đại hội VI (12 - 1986).

2. ☐ Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế do Đại hội VI của Đảng đề ra bao gồm: luơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

3. ☐ Đến năm 1990, ở nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. ☐ Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

5. ☐ Đến năm 2000, cơ cấu các ngành kinh tế nước ta từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

6. ☐ Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000), vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Trả lời:

* Câu đúng là:

2. ☒ Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế do Đại hội VI của Đảng đề ra bao gồm: luơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

4. ☒ Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

5. ☒ Đến năm 2000, cơ cấu các ngành kinh tế nước ta từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

6. ☒ Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000), vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

* Câu sai là:

1. ☒ Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh và bổ sung tại Đại hội VI (12 - 1986).

3. ☒ Đến năm 1990, ở nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài 3 trang 138 SBT sử 12

Hãy điền thời gian cho phù hợp với sự kiện trong bảng dưới đây:

Thời gian

Sự kiện

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Sản xuất lương thực đạt 21,4 triệu tấn

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao

 

Việt Nam gia nhập ASEAN

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

12/1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam

1989

Sản xuất lương thực đạt 21,4 triệu tấn

6/1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam

7/1995

Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao

18/7/1995

Việt Nam gia nhập ASEAN

6/1996

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam

4/2001

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam 

Bài 4 trang 139 SBT sử 12

Đường lối đổi mới của được Đảng được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung đường lối đổi mới.

1. Hoàn cảnh:

2. Nội dung đường lối đổi mới:

Trả lời:

1. Hoàn cảnh thực hiện đường lối đổi mới của Đảng:

* Chủ quan:

- Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.

- Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

* Khách quan:

- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.

- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, nên Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.

2. Nội dung đường lối đổi mới

- Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).

- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

* Về kinh tế

- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.

- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

* Về chính trị

- Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Bài 5 trang 139 SBT sử 12

Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì?

Trả lời:

* Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

Bài 6 trang 140 SBT sử 12

Hãy ghép những nội dung trong các ô ở cột bên phải với nội dung trong ỗ ở cột bên trái cho phù hợp với ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000).

Trả lời:

Bài 7 trang 140 SBT sử 12

Nêu những khó khăn, yếu kém của nước ta sau 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới.

Trả lời:

Những khó khăn, yếu kém của nước ta sau 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới:

- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.

- Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.

- Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.

- Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.

- Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.