Giải Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 lớp 12.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Câu hỏi và bài tập (trang 220 sgk Lịch Sử 12)

Bài 1 trang 220 SGK Lịch sử 12: Nêu những thắng lợi lịch sử tiêu biểu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi cách mạng là gì?

Trả lời:

1. Những thắng lợi lịch sử:

- Cách mạng tháng Tám với sự thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.

- Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “chấn động địa cầu”.

- Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước với Đại thắng mùa Xuân 1975.

- Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986.

2. Nguyên nhân cơ bản của thắng lợi cách mạng:

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù trong lao động, chiến đấu kiên cường, dũng cảm.

- Có Đảng lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước.

Bài 2 trang 220 SGK Lịch sử 12: Thực tế cách mạng nước ta năm 1930 đến năm 2000 đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì?

Trả lời:

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử.

- Không củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Bài 3 trang 220 SGK Lịch sử 12: Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu gắn với từng thời kỳ trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.

Trả lời:

Thời kỳ

Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Từ 1919 đến 1930

6 - 1925

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập

Năm 1929

Xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, Đông DươngCộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng

Đầu năm 1930

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Từ 1930 đến 1945

1930 - 1931

10 - 1930

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

3 - 1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

7 - 1936

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

11 - 1939

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

5 - 1941

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

8 - 1945

Thắng lợi Cách mạng tháng Tám

2 - 1951

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Từ 1954 đến 1975

1959 - 1960

Phong trào “Đồng khởi”

9 - 1960

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

1961 - 1965

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

1965 - 1968

Chiên lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ”

Năm 1968

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân

1969 - 1973

 

Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến chiến tranh”

Năm 1972

Cuộc tiến công chiến lược

27 - 1 - 1973

Ký kết Hiệp định Pari

Từ 1975 đến 2000

Tháng 6 đến tháng 7 - 1976

Quốc hội khóa khóa VI nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội.

1976 - 1980

Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất

1981 - 1985

Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai

1975 - 1979

Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

12 - 1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Đại hội đổi mới)

6 - 1991

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

6 - 1996

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

Lý thuyết Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

I. Các thời kì phát triển lịch sử dân tộc

1. Giai đoạn 1919 - 1930: (Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời năm 1930).

- Cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.

- Những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc và bài học cách mạng tháng Mười Nga đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.

- Ba tổ chức Cộng sản Việt Nam ra đời rồi thống nhất thành một Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào yêu nước và phong trào công nhân năm 1929.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

2. Giai đoạn 1930 - 1945: (Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến 2/9/1945).

- Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng” của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm 1930 - 1931, với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

- Những năm 1936 - 1939, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình thế giới, nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai, đòi tự do, dân sinh, dân chủ.

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã tác động đến toàn thế giới. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta và nhiều nước tiến lên giải phóng dân tộc.

- Đầu năm 1941, Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) đã hoàn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939. Cả nước tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, ra sức chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

- Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dượt trong 15 năm từ khi Đảng ra đời. Khởi nghĩa được tiến hành theo hình thái phù hợp từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên tổng khởi nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

3. Giai đoạn 1945 - 1954: (Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21/7/1954).

- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Từ cuối năm 1946, chống thực dân Pháp mở rộng xâm lược cả nước.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền; kháng chiến chống Pháp xâm lược. Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta thời kì này.

- Năm 1954, với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhân các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

4. Giai đoạn 1954 - 1975: (Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30-4-1975).

- Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là “Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

- Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên “Đồng khởi” (1959 - 1960), rồi chiến tranh giải phóng (từ giữa năm 1961)

- Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mỹ: đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh”

- Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.

- Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.

5. Giai đoạn 1975 - 2000: (Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000).

- Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới.

- Từ Đại hội VI (12 - 1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.

- Đến năm 2000, ta đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.

- Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta đoàn kết một lòng, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu kiên cường dũng cảm vì độc lập tự do. Truyền thống đó của dân tộc được phát huy cao độ trong thời kì cách mạng do Đảng lập ra.

- Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, là đội tiên phong và là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ là nhân tố thắng lợi hàng đầu, chi phối các nhân tố khác của cách mạng Việt Nam.

2. Bài học kinh nghiệm

Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đã để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử.

- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.