SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 25: Ankan chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan

Bài 25.1 trang 37 SBT Hóa học 11: Cho các từ và cụm từ sau : ankan, xicloankan, hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, phản ứng thế. Hãy điền vào chỗ khuyết những từ thích hợp.

Hiđrocacbon mà phân tử chỉ có liên kết đơn được gọi là ..............(1) .............. ; Hiđrocacbon no có mạch không vòng được gọi là .............. (2) .............. ; Hiđrocacbon no có một mạch vòng được gọi là .............. (3) .............. ; Tính chất hoá học đặc trưng của hiđrocacbon no là .............. (4) .............. .

Lời giải:

Hiđrocacbon mà phân tử chỉ có liên kết đơn được gọi là hiđrocacbon no; Hiđrocacbon no có mạch không vòng được gọi là ankan; Hiđrocacbon no có một mạch vòng được gọi là xicloankan; Tính chất hoá học đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế.

Bài 25.2 trang 37 SBT Hóa học 11: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2 .

B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Lời giải:

Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan

 Chọn D.

Bài 25.3 trang 37 SBT Hóa học 11:Chất 

 SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 1)có tên là gì?

A. 3-isopropylpentan                               

B. 2-metyl-3-etylpentan

C. 3-etyl-2-metylpentan         

D. 3-etyl-4-metylpentan

Lời giải chi tiết:

Cách chọn mạch chính và đánh số nguyên tử cacbon như sau:

  SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 2)

 Chọn C.

Bài 25.4 trang 38 SBT Hóa học 11: Cho công thức:

  SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 4)

A. 3-isopropyl-5,5-đimetylhexan.

B. 2,2-đimetyl-4-isopropylhexan.

C. 3-etyl-2,5,5-trimetylhexan.

D. 4-etyl-2,5,5-trimetylhexan.

Trong 4 tên đó, tên nào đúng với công thức ở trên ?

Lời giải:

Chú ý cách chọn mạch chính và đánh số nguyên tử cacbon đúng phải là:

  SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 5)

 Chọn D.

Bài 25.5 trang 38 SBT Hóa học 11: Công thức cấu tạo nào sau đây phù hợp với tên 2,3- đimetylhexan?

 SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết về cách gọi tên Ankan Tại đây.

Lời giải:

Tên gọi 2,3- đimetylhexan là tên gọi của hợp chất trong đáp án C.

 Chọn C.

Bài 25.6 trang 38 SBT Hóa học 11: Tổng số liên kết cộng hoá trị trong một phân tử C3H8 là bao nhiêu ?

A. 11          B. 10             C. 3             D. 8

Phương pháp giải:

Liên kết cộng hóa trị trong ankan là số liên kết C-C và C-H

Lời giải:

Trong C3H8 có 2 liên kết C-C và 8 liên kết C-H

 Tổng số liên kết cộng hóa trị trong C3H= 10

 Chọn B.

Bài 25.7 trang 38 SBT Hóa học 11: Hai chất 2-metylpropan và butan khác nhau về

A. công thức cấu tạo.

B. công thức phân tử.

C. số nguyên tử cacbon.                       

D. số liên kết cộng hoá trị.

Phương pháp giải:

Từ tên gọi viết CTCT của hai chất trên, từ đó rút ra kết luận.

Lời giải:

Hai chất 2-metylpropan và butan khác nhau về công thức cấu tạo.

 Chọn A.

Bài 25.8 trang 38 SBT Hóa học 11: Tất cả các ankan có cùng công thức gì ?

A. Công thức đơn giản nhất               

B. Công thức chung

C. Công thức cấu tạo                       

D. Công thức phân tử

Lời giải:

Tất cả các ankan có cùng công thức công thức chung  

 Chọn B.

Bài 25.9 trang 38 SBT Hóa học 11: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

A. Butan                  B. Etan               

C. Metan                  D. Propan

Lời giải:

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

 Chọn C.

Bài 25.10 trang 38 SBT Hóa học 11: Cho pentan CH3-[CH2]3-CH3 phản ứng thế với clo thì thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo C5H11Cl?

A. 5 chất    B. 3 chất    

C. 2 chất    D. 1 chất

Phương pháp giải:

Viết CTCT của pentan, xác định các vị trí clo thế vào hiđro.

Chú ý các vị trí thế giống nhau của clo

Lời giải:

C1C2C3C4C5

Thế vị trị C1 giống thế vị trị C5

Thế vị trị C2 giống thế vị trị C4

Vậy tổng có 3 vị trí thế của clo: C1; C2; C3

 Chọn B.

Bài 25.11 trang 38 SBT Hóa học 11: Gọi tên IUPAC của các ankan có công thức sau đây :

1. (CH3)2CHCH2C(CH3)3 (tên thông dụng là isooctan)

2. CH3CH2CH(CH3)CH(CH3)[CH2]4CH(CH3)2

Lời giải:

1. 2,2,4-trimetylpentan

2. 3,4,9-trimetylđecan

Bài 25.12 trang 39 SBT Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo thu gọn của :

1. 4-etyl-2,3,3-trimetylheptan.

2. 3,5-đietyl-2,2,3-trimetyloctan.

Lời giải:

 SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 7)

Bài 25.13 trang 39 SBT Hóa học 11: Chất A là một ankan thể khí. Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít A cần dùng vừa hết 6,0 lít oxi lấy ở cùng điều kiện.

1. Xác định công thức phân tử chất A.

2. Cho chất A tác dụng với khí clo ở 25°C và có ánh sáng. Hỏi có thể thu được mấy dẫn xuất monoclo của A ? Cho biết tên của mỗi dẫn xuất đó. Dẫn xuất nào thu được nhiểu hơn ?

Phương pháp giải:

1. +)  Viết PTHH CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

+) Tính theo PTHH => CTPT của ankan.

2. Đối với ankan phân tử có các nguyên tử C có bậc khác nhau, sản phẩm chính thế H ở C bậc cao hơn.

Lời giải:

1. CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

Đối với các chất khí, tương quan về số mol trùng với tương quan vể thể tích. Vì thế từ phương trình hoá học ở trên, ta có :

Cứ 1 lít ankan tác dụng với 3n+12 lít O2

Cứ 1,2 lít ankan tác dụng với 6,0 lít O2.

3n+12=61,2=5 n = 3 ; CTPT chất A là C3H8.

2. 

 SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 9)

Bài 25.14 trang 39 SBT Hóa học 11: Để đốt cháy hoàn toàn 1,45 g một ankan phải dùng vừa hết 3,64 lít O2 (lấy ở đktc).

1. Xác định công thức phân tử của ankan đó.

2. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử đó. Ghi tên tương ứng.

Phương pháp giải:

Viết PTHH: CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

+) Tính theo phương trình và đề bài  n

+) Viết CTCT và gọi tên chất

Lời giải:

1. CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

Theo phương trình : Cứ (14n + 2) gam ankan tác dụng với 3n+12 mol O2

Theo đẩu bài : Cứ 1,45 gam ankan tác dụng với 3,6422,4 mol O2

14n+21,45=3n+13,25.101n=4

CTPT: C4H10

2. CTCT 

 SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 10)

Bài 25.15 trang 39 SBT Hóa học 11: Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 g một ankan, người ta thấy trong sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 2,8 g. 

1. Xác định công thức phân tử của ankan mang đốt.

2. Viết công thức cấu tạo và tên tất cả các đồng phân ứng với công thức phân tử đó.

Phương pháp giải:

. +) Viết PTHH: CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

+) Dựa theo dữ kiện "khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 2,8 g", lập phương trình ẩn n. Giải phương trình  n  CTPT ankan.

2. Xem lại lí thuyết đồng phân và cách gọi tên của ankan 

Lời giải:

1. CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

Khi đốt (14n + 2) g ankan thì khối lượng CO2 thu được nhiều hơn khối lượng H2O là 44n - 18(n + 1) = (26n - 18) g.

14n+21,8=26n182,8n=5

CTPT: C5H12

2. CTCT : 

 SBT Hóa học 11 Bài 25: Ankan | Giải SBT Hóa học lớp 11 (ảnh 11)

Bài 25.16 trang 39 SBT Hóa học 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,86 g hỗn hợp gồm hexan và octan người ta thu được 4,48 lít CO2 (đktc).

Xác định phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ankan mang đốt.

Phương pháp giải:

+) Đặt lượng C6H14 là x mol, lượng C8H18 là y mol

+) Viết PTHH: 

       2C6H14 + 19O2 → 12CO2 + 14H2O

       2C8H18 + 25O2 → 16CO2 + 18H2O

+) Dựa theo PTHH và dữ kiện đề bài lập hệ phương trình 2 ẩn x, y. Giải hệ phương trình  % về khối lượng của từng chất.

Lời giải:

Đặt lượng C6H14 là x mol, lượng C8H18 là y mol:

86x+ 114y = 2,86 (1)

2C6H14 + 19O2 → 12CO2 + 14H2O

x mol                          6x mol

2C8H18 + 25O2 → 16CO2 + 18H2O

y mol                             8y mol

Số mol CO2: 6x + 8y = 4,4822,4 = 0,2. (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được x = 0,02 ; y = 0,01.

% về khối lương cùa C6H14 : 0,02×862,86. 100% = 60,1%.

% về khối lượng của C8H18 : 100% - 60,1% = 39,9%.

Bài 25.17 trang 40 SBT Hóa học 11: Một loại xăng là hỗn hợp của các ankan có công thức phân tử là C7H16 và C8H18. Để đốt cháy hoàn toàn 6,95 g xăng đó phải dùng vừa hết 17,08 lít O2 (lấy ở đktc).

Xác định phần trăm về khối lượng của từng chất trong loại xăng đó.

Phương pháp giải:

+) Đặt số mol từng chất C7H16 và C8H18 lần lượt là x, y (mol)

+) Viết PTHH

+) Dựa theo PTHH, lập hệ phương trình 2 ẩn x, y. Giải hệ phương trình  x, y  phần trăm về khối lượng của từng chất

Lời giải:

Đặt lượng C7H16 là x mol, lượng C8H18 là y mol.

100x + 114y = 6,95 (1)

C7H16+11O27CO2+8H2O

x mol         11x mol

2C8H18+25O216CO2+18H2O

y mol         12,5 y mol

11x + 12,5y = 17,0822,4 = 0,7625 (2)

Từ (1) và (2), tìm được x = 0,0125 ; y = 0,05.

% về khối lượng của C7H160,0125×1006,95. 100% = 18,0%.

% về khối lượng của C8H18 : 100% - 18% = 82,0%.

Bài 25.18 trang 40 SBT Hóa học 11: Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,20 g M cần dùng vừa hết 54,88 lít O2 (lấy ở đktc).

Xác định công thức phân tử và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp

Phương pháp giải:

Cách 1:

+) Giả sử trong 22,2 g hỗn hợp M có x mol CnH2n+2 và y mol Cn+1H2n+4

+) Viết PTHH

+) Dựa theo PTHH và dữ kiện đề bài lập các phương trình ẩn x, y, n. Giải biện luận phương trình tìm ra x, y, n  CTPT của chất và phần trăm về khối lượng của từng chất.

Cách 2: Sử dụng phương pháp trung bình

+) Đặt công thức chung của hai ankan là Cn¯H2n¯+2

+) Tìm n¯  CTPT của từng chất.

+) Gọi số mol từng chất lần lượt là : x, y (mol)

+) Lập hệ phương trình ẩn x, y. Giải hệ phương trình  phần trăm về khối lượng của từng chất.

Lời giải:

Cách 1:

Giả sử trong 22,2 g hỗn hợp M có x mol CnH2n+2 và y mol Cn+1H2n+4:

(14n + 2)x + (14n + 16)y = 22,2 (1)

CnH2n+2+3n+12O2nCO2+(n+1)H2O

x mol              3n+12x mol

Cn+1H2n+4+3n+42O2(n+1)CO2+(n+2)H2O

y mol                   3n+42y mol

Số mol O2 = (3n+1)x+(3n+4)y2=54,8822,4=2,45(mol)

(3n+1)x+(3n+4)y=4,9(2)

Nhân (2) với 14: (42n + 14)x + (42n + 56)y = 68,6 (2')

Nhân (1) với 3: (42n + 6)x + (42n + 48)y = 66,6 (1')

Lấy (2') trừ đi (1'): 8x + 8y = 2

                               x + y =0,25

Biến đổi (2) : 3n(x + y) + x + 4y = 4,9

Thay x + y = 0,25               0,75n + 0,25 + 3y = 4,9

 3y = 4,65 - 0,75n

         y = 1,55 - 0,25n

Vì 0 < y < 0,25  0 < 1,55 - 0,25n < 0,25

                                5,2 < n < 6,2

    n = 6  y = 1,55 - 0,25.6 = 5.102

                    x = 0,25 - 5.102 = 0,2

% về khối lượng C6H14 trong hỗn hợp M: 0,2.8622,2. 100% = 77,48%.

% về khối lượng C7H16 trong hỗn hợp M: 100% - 77,48% = 22,52%.

Cách 2:

Đặt công thức chung của hai ankan là Cn¯H2n¯+2

Cn¯H2n¯+2+3n¯+12O2n¯CO2+(n¯+1)H2O

Theo phương trình : Cứ (14n¯ + 2)g ankan tác dụng với 3n¯+12 mol O2

 

Theo đầu bài : cứ 22,2 g ankan tác dụng với 54,8822,4 mol O2

                     14n¯+222,2=3n¯+12.2,45n¯=6,2                     

Vậy công thức phân tử hai ankan là C6H14 và C7H16

Đặt lượng C6H14 là x mol, lượng C7H16 là y mol

{86x+100y=22,26x+7yx+y=6,2{x=2.101y=5.102

Từ đó, tính được C6H14 chiếm 77,48% ; C7H16 chiếm 22,52% khối lượng hỗn hợp M.

Bài 25.19 trang 40 SBT Hóa học 11: Hỗn hợp X chứa ancol etylic (C2H5OH) và hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn toàn 18,9g X, thu được 26,10 g H2O và 26,88 lít CO2 (đktc).

Xác định công thức phân tử và phần trăm về khối lượng của từng ankan trong hỗn hợp X.

Phương pháp giải:

Sử dụng phương pháp trung bình

+) Giả sử trong 18,9 g hỗn hợp X có x mol ancol etylic và y mol hai ankan (công thức chung Cn¯H2n¯+2).

+) Viết PTHH

+) Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH lập phương trình  x, y và n¯

+) Dựa vào  n¯  CT của 2 ankan.

+) Tìm số mol của từng ankan  phần trăm về khối lượng của từng ankan trong hỗn hợp X

Lời giải:

Giả sử trong 18,9 g hỗn hợp X có x mol ancol etylic và y mol hai ankan (công thức chung Cn¯H2n¯+2).

46x + (14n¯ + 2)y = 18,90 (1)

C2H5OH+3O22CO2+3H2O

x mol                              2x mol      3x mol

Cn¯H2n¯+2+3n¯+12O2n¯CO2+(n¯+1)H2O

y mol                                     n¯y mol     (n¯ + 1)y mol

Số mol CO2 = 2x + n¯y = 26,8822,4 = 1,2 (2)

Số mol H2O = 3x + (n¯ + 1)y = 26,118 = 1,45 (3)

Giải hệ phương trình (1), (2), (3) tìm được x = 0,1 ; y = 0,15 ; n¯ = 6,6

Công thức của hai ankan là C6H14 và C7H16.             

Đặt lượng C6H14 là a mol, lượng C7H16 là b mol :

{a+b=0,1586a+100b=18,946.0,1=14,3{a=0,05b=0,1

% về khối lượng của C6H14 : 0,05.8618,9. 100% = 22,75%.

% về khối lượng của C7H16 : 0,1.10018,9. 100% = 52,91%.