Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Hóa Học lớp 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Axit photphoric và muối photphat lớp 11.
Giải bài tập Hóa Học lớp 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat
Câu hỏi và bài tập (trang 53-54 sgk Hóa học 11)
Bài 1 trang 53 sgk hóa học 11: Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa H3PO4 với lượng dư của :
a) BaO b) Ca(OH)2 c) K2CO3
Lời giải:
Bài 2 trang 53 sgk hóa học 11: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
Lời giải:
- Những tính chất chung giống nhau: Đều có tính axit
+ Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):
3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
+ Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑
2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2↑
- Những tính chất riêng khác nhau:
+ HNO3 trong nước phân li hoàn toàn, còn H3PO4 là axit trung bình nên phân li nhiều nấc
HNO3 → H+ + NO3-
H3PO4 H2PO4-+ H+
H2PO4- HPO42-+ H+
HPO42- PO43-+ H+
+ HNO3 có tính oxi hóa mạnh, còn H3PO4 thì không
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
H3PO4 + Cu → không phản ứng
Bài 3 trang 54 sgk hóa học 11: Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
H3PO4 3H+ + PO43-
Khi thêm HCl vào dung dịch,
A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch.
D. Nồng độ PO43- tăng lên.
Phương pháp giải:
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng: cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm tác động vào hệ.
Lời giải:
Theo nguyên lí chuyển dich cân bằng: cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm tác động vào hệ. Do đó khi thêm H+ vào dung dịch, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+ tức là phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch tạo thành H3PO4.
Đáp án B
Bài 4 trang 54 sgk hóa học 11: Lập các phương trình hóa học sau đây:
a) H3PO4 + K2HPO4 →
1 mol 1 mol
b) H3PO4 + Ca(OH)2 →
1 mol 1 mol
c) H3PO4 + Ca(OH)2 →
2 mol 1 mol
d) H3PO4 + Ca(OH)2 →
2 mol 3 mol
Phương pháp giải:
Căn cứ vào tỉ lệ mol để viết sản phẩm tạo thành rồi cân bằng PTHH
Lời giải:
a) H3PO4 + K2HPO4 → 2KH2PO4
1 mol 1 mol
b) H3PO4 + Ca(OH)2 → CaHPO4 + 2H2O
1 mol 1 mol
c) 2H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O
2 mol 1 mol
d) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O
2 mol 3 mol
Bài 5 trang 54 sgk hóa học 11: Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00 M cho tác dụng với 50,0 ml dung dịch H3PO4 0,50 M ?
Phương pháp giải:
Tính số mol H3PO4: 0,050 x 0,50 = 0,025 (mol).
Muối trung hòa là muối: Na3PO4
Viết PTHH xảy ra, tính số mol NaOH theo số mol của H3PO4
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
Số mol H3PO4: 0,050 x 0,50 = 0,025 (mol).
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
Theo PTHH: nNaOH = 3nH3PO4 = 3.0,025 = 0,075 (mol)
=> VNaOH = n : CM = 0,075 : 1 = 0,075 (lít) = 75 (ml)
Lý thuyết Axit photphoric và muối photphat.
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Axit photphoric là chất tinh thể, trong suốt, không màu, rất háo nước, tan tốt trong nước.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính oxi hóa - khử
Axit photphoric khó bị khử (do P ở mức oxi hóa +5 bền hơn so với N trong axit nitric), không có tính oxi hóa.
2. Tính axit
– Axit H3PO4 là axit ba nấc, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch điện li yếu theo ba nấc (chủ yếu phân li theo nấc 1, nấc 2 kém hơn và nấc 3 rất yếu).
- Dung dịch H3PO4 có những tính chất chung của axit như làm đổi màu quỳ tím thành đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại có tính khử mạnh hơn H,…
- Khi tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ, tùy theo lượng chất tác dụng mà axit photphoric tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối.
VD:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
H3PO4 + CuO → Cu3(PO4)2 + H2O
H3PO4 + Fe → Fe3(PO4)2 + H2
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Axit photphoric được điều chế bằng cách dùng HNO3 đặc oxi hóa photpho:
P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O
2. Trong công nghiệp
- Điều chế từ quặng photphorit hoặc quặng apatit và axit H2SO4:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc) → 3CaSO4 + 2H3SO4
- Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước.
4P + 5O2 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
V. ỨNG DỤNG
Một lượng lớn axit photphoric sản xuất ra được dùng để điều chế các muối photphat và để sản xuẩt phân lân.
B. MUỐI PHOTPHAT
- Axit photphoric tạo ra ba loại muối: muối photphat trung hòa và hai muối photphat axit.
I. TÍNH CHẤT
- Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.
- Các muối hiđrophotphat và photphat trung hòa chỉ có muối natri, kali, amoni là dễ tan, còn muối của các kim loại khác đều không tan hoặc ít tan trong nước.
- Các muối photphat tan bị thủy phân cho môi trường kiềm: PO43- + H2O ⇔ HPO42- + OH-
II. NHẬN BIẾT ION PHOTPHAT
Nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat là bạc nitrat.
3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ (màu vàng)
Sơ đồ tư duy: Axit photphoric và muối photphat.
Dạng 1: Lý thuyết về axit phophoric và muối photphat
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Axit photphoric: + Là chất rắn ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, tan vô hạn trong nước + Thể hiện tính axit khi tham gia phản ứng hóa học + Người ta điều chế H3PO4 bằng cách cho P tác dụng với HNO3 (trong PTN) hoặc cho H2SO4 đặc tác dụng với quặng phophorit hoặc quặng apatit (trong CN) - Muối photphat: + Tính tan: Tất cả các muối dihidrophotphat đều tan trong nước. Các muối hidrophotphat, photphat đều không tan hoặc ít tan trong nước trừ muối natri, kali và amoni + Nhận biết ion photphat bằng thuốc thử là bạc nitrat 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ (màu vàng) |
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch AgNO3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HNO3
D. dung dịch Br2
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta dùng ion Ag+ để nhận biết ion PO43- do tạo kết tủa màu vàng:
Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ vàng
Đáp án A
Ví dụ 2: Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4 là
A. BaCl2 và quỳ tím.
B. AgNO3 và quỳ tím.
C. H2SO4 và quỳ tím.
D. Quỳ tím.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dùng dung dịch AgNO3 và quỳ tím
|
HCl |
NaCl |
Na3PO4 |
H3PO4 |
Quỳ tím |
Chuyển đỏ |
Không đổi màu |
Chuyển xanh |
Chuyển đỏ |
Dung dịch AgNO3 |
↓ trắng |
|
|
↓ vàng |
Đáp án B
Ví dụ 3: Chọn câu sai:
A. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.
B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.
C. Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan trong nước.
D. Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại đều không tan trong nước.
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Tất cả muối H2PO4- đều tan;
- Muối PO43- và HPO42- chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni tan được.
=> câu sai là B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.
Đáp án B
Dạng 2: Bài toán H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm
* Một số lưu ý cần nhớ:
Khi cho H3PO4 vào dung dịch kiềm, ta có phương trình ion: H3PO4 + OH- → H2PO4- + H2O H3PO4 + 2OH- → HPO42- + 2H2O H3PO4 + 3OH- → PO43- + 3 H2O ta cần xét giá trị T = n OH- / n H3PO4. Các trường hợp có thể xảy ra là:
|
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 0,3M vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,16M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối có phân tử khối bé hơn là
Hướng dẫn giải chi tiết:
= 0,06 mol
= 0,08 mol = 0,16 mol
Ta thấy 2 < 2,67
BT nguyên tố P:
=> x + y = 0,06 (1)
BT điện tích:
=> 2x + 3y = 0,16 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,02 mol; y = 0,04 mol
Ta có:
= 0,02 mol
= 0,02.233 = 4,66 gam
= 0,02 mol
0,02.601 = 12,02 gam
Ví dụ 2: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là
Hướng dẫn giải chi tiết:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (1)
0,1 → 0,2 mol
Tỉ lệ Sản phẩm tạo thành là Na2HPO4
Bảo toàn nguyên tố P:
Khối lượng dung dịch sau phản ứng là :
=>
Ví dụ 3: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có:
nNaOH =0,4(mol)
vì dung dịch sau phản ứng có hai muối => NaOH phản ứng hết
OH- + H+ → H2O
Mol : 0,4 → 0,4 → 0,4
Bảo toàn khối lượng có : mNaOH + mH3PO4 = mmuối + mH2O
=> mH3PO4 = 25,95 + 0,4.18 – 0,4.40 = 17,15 gam
=>nH3PO4 = 0,175 => CH3PO4= 1,75(M)
Dạng 3: Bài toán về điều chế axit photphoric
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau :
Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là
Hướng dẫn giải chi tiết:
mH3PO4 = 1.49 / 100 = 0,49 tấn
Ca3(PO4)2 → 2H3PO4
310 196
0,775 tấn ← 0,49 tấn
=> mCa3(PO4)2 thực tế dùng = 0,775.100 / 90 = 31/36 tấn
=> mquặng = 31/36 . 100/73 = 1,18 tấn
Ví dụ 2: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nP2O5 = 1 mol; nH3PO4 ban đầu = 1,25 mol
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
1 mol → 2 mol
=> tổng số mol H3PO4 trong dung dịch thu được
= 2 + 1,25 = 3,25 mol
=> mH3PO4 = 318,5 gam
mdung dịch thu được = mP2O5 + mdung dịch ban đầu
= 142 + 500 = 642 gam
=> C% = 318,5 / 642 . 100% = 49,61%
Ví dụ 3: Lấy 124 gam P đem điều chế H3PO4 với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Thể tích dung dịch H3PO4 35% (D = 1,25 gam/ml) có thể thu được là
Hướng dẫn giải chi tiết:
n P = 124 : 31 = 4 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố P
=> n P = n H3PO4 = 4 (mol)
m H3PO4 = 4 . 98 = 392 (gam)
m dd = m ct : C% = 392 : 35% = 1120 gam
=> V dd = 1120 : 1,25 = 896 ml