SBT Hóa học 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất của Cacbon, Silic và các hợp chất của chúng | Giải SBT Hóa học lớp 11

Chúng tôi giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất của Cacbon, Silic và các hợp chất của chúng chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất của Cacbon, Silic và các hợp chất của chúng

Bài 19.1 trang 26 SBT Hóa học 11: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. Na2O, NaOH, HCl

B. Al, HNO3 đặc, KClO3    

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3                     

D. NH4Cl, KOH, AgNO3

Lời giải:

Cacbon phản ứng với Al, HNO3 đặc, KClO3    

=> Chọn B.

Bài 19.2 trang 26 SBT Hóa học 11: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng   

B. F2, Mg, NaOH

C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH    

D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl

Lời giải:

Silic phản ứng với F2, Mg, NaOH

=> Chọn B.

Bài 19.3 trang 27 SBT Hóa học 11: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không xảy ra được?

A. SiO2 + Na2CO3 t0 Na2SiO3 + CO2

B. SiO2 + 2C t0Si + CO

C. SiO2 + 4HCl → SiCl4 ↑+ 2H2O

D. SiO2 + 4HF → SiCl4 ↑ + 2H2O

Lời giải:

Phản ứng SiO2 + 4HCl → SiCl4 ↑+ 2H2O không xảy ra được.

=> Chọn C.

Bài 19.4 trang 27 SBT Hóa học 11: Silic đioxit phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. KOH, HCl, Mg

B. Na2CO3, HF, Mg

C. NaOH, HCl, Al

D. KOH, HF, O2

Lời giải:

Silic đioxit phản ứng được  Na2CO3, HF, Mg

=> Chọn B.

Bài 19.5 trang 27 SBT Hóa học 11: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá sau :

SiO(1) Si  (2)  Na2SiO3 (3)(4) H2SiO3  (5) SiO(6) CaSiO3

Lời giải:

(1) SiO2 + 2Mg t0 Si + 2MgO

(2) Si + 2NaOH + H2 Na2SiO3 + 2H2

(3) Na2SiO3 + CO2 + H2 Na2CO3 + H2SiO3

(4) H2SiO3 + 2NaOH  Na2SiO3 + 2H2O

(5) H2SiO3  t0  SiO2 + H2O

(6) SiO2 + CaO  t0  CaSiO3

Bài 19.6 trang 27 SBT Hóa học 11: Hãy dẫn ra ba phản ứng trong đó CO thể hiện tính khử và ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hoá.

Lời giải:

Ba phản ứng trong đó CO thể hiện tính khử :

2CO+O2 t0 2CO2

3CO+Fe2O3 t0 2Fe+3CO2

CO+Cl2 xtt0 COCl2

Ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hoá :

CO2+C t0 2CO

CO2+2Mg t0 2MgO+C

CO2+Zn t0 ZnO+CO

Bài 19.7 trang 27 SBT Hóa học 11: Cân bằng sau đây được thiết lập khi hoà tan khí CO2 trong nước CO2+H2O\vboxto.5ex\vssH2CO3 . Cân bằng đó chuyển dịch như thế nào khi đun nóng dung dịch, khi thêm NaOH và khi thêm HCl ? Giải thích.

Phương pháp giải:

Sử dụng nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: 

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch câng bằng theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Lời giải:

Theo đầu bài, có cân bằng :

CO2+H2O\vboxto.5ex\vssH2CO3

- Khi đun nóng dung dịch, khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch do độ tan của CO2 giảm khi tăng nhiệt độ. Vì vậy, cân bằng trên chuyển dịch từ phải sang trái.

- Khi thêm NaOH cân bằng trên chuyển dịch từ trái sang phải vì nồng độ H2CO3 giảm do phản ứng :

H2CO3+2NaOHNa2CO3+2H2O

- H2CO3 là axit yếu, trong dung dịch nó phân li ra ion H+. Do đó, khi thêm HCl, tức thêm ion H+, cân bằng trên sẽ chuyển dịch từ phải sang trái.

Bài 19.8 trang 27 SBT Hóa học 11Cho 14,3 g Na2CO3.10H2O vào 200 g dung dịch CaCl2 3%. Sau phản ứng, cho từ từ 1,5 lít (đktc) khí CO2 vào hỗn hợp thu được, rồi lọc lấy kết tủa. Tính khối lượng kết tủa, biết rằng chỉ có 60% lượng CO2 tham gia phản ứng.

Phương pháp giải:

+) Tính  nCaCl2 và nNa2CO3

+) PTHH: 

CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl (1)

CO2 + CaCO3 + H2 Ca(HCO3)2 (2)

+)  Theo (2), số mol CaCO3 bị hoà tan = số mol CO2 phản ứng 

=> Khối lượng kết tủa CaCO3 

Lời giải:

nCaCl2=200.3100.111=5,4.102(mol)

nNa2CO3=nNa2CO3.10H2O=14,3286=5.102(mol)

CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl (1)

5.10-2 mol   5.10-2 mol  5.10-2 mol

Hỗn hợp thu được gồm có CaCO3, NaCl và CaCl2 dư.

Khi cho CO2 (nCO2=1,522,4=6,7.102mol) vào hỗn hợp, xảy ra phản ứng :

CO2 + CaCO3 + H2 Ca(HCO3)2 (2)

Theo (2), số mol CaCO3 bị hoà tan = số mol CO2 phản ứng

                                                  = 6,7.10-2.60100 = 4,02.10-2 (mol).

Khối lượng kết tủa CaCO3 thu được là :

(5.10-2 - 4,02.10-2).100 = 0,98 (g).