Giáo án Địa lý 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ mới nhất

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 37, Bài 31. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động .đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí và các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như đặc điểm dân cư và xã hội .

2. Kỹ năng

          - Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức để giải thích một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong cả nước .

          - Xác định, quan sát bản đồ để rút ra nhận xét .

3. Thái độ

          - Nghiêm túc nghiên cứu bài một cách chủ động và sáng tạo .

          - Thêm  yêu môn học

          - Ý thức bảo vệ môi trường

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Phân tích lược đồ vùng Đông Nam Bộ

II. CHUẨN BỊ

1, Giáo viên

          - Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ,các vùng kinh tế

          - Bảng số liệu 31.1 và 31.2 SGK

2, Học sinh

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

          - Sgk, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

          Ổn định,điểm danh (1p).

A. Tình huống xuất phát ( 5 p)

-Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết vùng ĐNB có diện tích nhỏ nhưng lại là vùng phát triển kinh tế năng động do khai thác hợp lí các ĐKTN và TNTN cũng như về dân cư xã hội.

 - Phương pháp :trực quan -cá nhân

 - Phương tiện : lược đồ 7 vùng kinh tế

 - Các bước hoạt động:

 + B1 Giao nhiệm vụ :gv treo bản đồ và nêu câu hỏi

 + B2 HS quan sát bản đồ

 + B3 GV dẫn dắt vào bài mới

Em hãy xác định 7 vùng kinh tế của nước ta ,cho biết những vùng chúng ta đã học trong học kì 1 và những vùng chúng ta sẽ học trong học kí 2. Em có nhận xét gì về diện tích phần đất liền của vùng ĐNB

 - Vùng Đông Nam Bộ là vùng có diện tích rất nhỏ ,chỉ lớn hơn đồng bằng sông Hồng nhưng lại là vùng phát triển kinh tế rất năng động, đó là kết quả khai thác tổng hợp thế mạnh về  vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như về dân cư xã hội.Vậy vùng có vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư xã hội như thế nào ? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

          B. Hình thành kiến thức mới

          Hoạt động 1:  Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Mục tiêu: Học sinh nắm được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ.

Thời gian :10p

Phương pháp: trực quan ,đàm thoại

Hình thức : cá nhân

Hoạt động của GV và học sinh

Nội dung

Bước 1:Cho HS quan sát hình 31.1 hoặc bản đồ treo tường và trả lời câu hỏi:

 Xác định vị trí giới hạn  của vùng?

Cho biết diện tích của vùng, vùng có bao nhiêu tỉnh thành phố?

Nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?

+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập,các học sinh khác bổ sung

+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Phía Bắc và phía TâyBắc giáp Cam-pu-chia , Phía Nam giáp biển Đông.

-Phía Đông giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ

 -Phía Tây Nam giáp Đồng Bằng Sông Cửu Long,

- Diện tích: 23 500 km2

- Là vùng có diện tích tương đối hẹp 23 500 km2 có 6 tỉnh thành

- Là cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có vi trí gần trung tâm khu vực ĐNA.

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Mục tiêu: Học sinh nắm được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ

Thời gian 15p

Phương pháp: trực quan ,đàm thoại.

Hình thức : cặp đôi

Hoạt động của GV và học sinh

Nội dung

 Bước 1:Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng 31.1 SGK và trả lời câu hỏi

 Dựa vào bảng 31.1 SGK và bản đồ tự nhiên của vùng nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng?

Xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ treo tường?

 Vì sao nói lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ?

 Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông?

Ngoài những vấn đề trên Đông Nam Bộ còn gặp phải những khó khăn nào khác?

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+Bước 3 :Các cặp nhóm trả lời

+Bước 4 : gv chuẩn kiến thức

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

+ Địa hình thoải có đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.

+ Biển ấm ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng,có tiềm năng lớn về dầu khí.

+ Có hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho vùng.

- Đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng hẹp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ….

Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư – xã hội

Mục tiêu: Học sinh nắm được các đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

Thời gan :8p

Phương pháp: Hoạt động cá nhân

Hoạt động của GV và học sinh

Nội dung

Bước 1:  giao nhiệm vụ học tập:

Nêu và nhận xét về số dân trong vùng?

Đặc điểm dân cư ở đây có những thế mạnh nào?

Dựa vào bản 31.2 :hãy đọc và phân tích từ đó rút ra nhận xét về trình độ phát triển dân cư  xã hội của vùng?

Xác định các di tích lịch sử các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng?

 Nhận xét về tiềm năng du lịch của vùng?

Vùng có nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn…

+ Bước 2 : học sinh xem sgk và trả lời câu hỏi ,các học sinh khác nhận xét bổ sung.

+ Bước 3 : gv chuẩn kiến thức

III. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Số dân 10,9 tr người (2002). Là vùng đông dân.

- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội.

Hầu hết các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội trong vùng đều cao hơn so với cả nước. 

- Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như : Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo...là điều kiện để phát triển du lịch.

          C.  Luyện tập, vận dụng  (3’)

Mục tiêu:

Giúp sinh nắm chắc nội dung kiến thức bài học

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

Tiến trình thực hiện:

Gv nêu câu hỏi : Vì sao ĐNB có điều kiện phát triển kinh tế biển ?

  D. Mở rộng (3')

? Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động của cả nước?

   - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK.

   - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

   - Làm bài tập 3 SGK

   - Chuẩn bị trước bài mới, bài 32 “Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)”.

             -  Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1 : Thánh địa Mỹ Sơn ,phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc vùng:

  A. ĐB sông Hồng                             B. Bắc Trung   Bộ  

 C. Duyên hải Nam Trung Bộ            D. Tây Nguyên

Câu 2. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm:

A. 1975                   B. 1986                        C. 1995                           D . 1996

Câu 3. Các địa danh nổi tiếng : Non Nước , Sa Huỳnh, Mũi Né, Mỹ Sơn thuộc vùng kinh tế:

A. Đông Nam Bộ                                   B. Tây Nguyên

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ                D. Đồng Bằng Sông Hồng

Câu 4:Các dân tộc ít người ở nước ta chiếm khoảng:

A.14% dân số cả nước                      B.16% dân số cả nước

C.18% dân số cả nước                      D.20% dân số cả nước

Câu 5 : Ngành công nghiệp khai khoáng và thủy điện phát triển nhất nước ta thuộc vùng:

A .Bắc Trung Bộ                    B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Tây Nguyên                       D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 6 :Thành phần kinh tế nào sau đây giúp cho nội thương nước ta phát triển mạnh ?

A.Thành phần k tế Nhà nước            B.Thành phần k tế tư nhân

C.Thành phần k tế tập thể                  D.Thành phần k tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 7: Thuỷ năng của sông, suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp:

A- Hoá chất.

B- Luyện kim.

C- Năng lượng.

D- Sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 8 : Năm 1999,số dân nước ta khoảng 78 triệu người (lấy tròn số ),số người trên 60 tuổi là 6.318.000 người. Hỏi số người trên 60 tuổi chiếm bao nhiêu % tổng số dân

A. 8,5 %               B. 8.4 %                       C. 8.2 %                                   D. 8.1 %

Câu 9. Tỉ lệ sinh 1979 là 32,5%o, tỉ lệ tử là 7,2%o. Vậy tỉ lệ tăng tự nhiên năm đó là:   A. 25,3%o   B. 2,53%     C. 42,4%      D. 4,24%o

Câu 10: Trên lãnh thổ phần đất liền của nước ta rộng 330.976 km2, năm 2015 có 14.062 nghìn hecta rừng thì tỉ lệ che phủ rừng của nước ta là:

A- 2,35%.

B- 4,24%.

C- 23,53%.

D- 42,48%.

************************************