Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 21, BÀI 19.THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCHVÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc bản đồ .
+ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệpở Trung du và miền núi Bắc Bộ .
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ , ý tưởng , lắng nghe , phản hồi tích cực , giao tiếp và hợp tác tích cực khi làm việc theo nhóm .
- Làm chủ bản thân : Quản lí thời gian , đảm nhận trách nhiệmcá nhân trong nhóm .
+ Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não , thảo luận nhóm , thực hành .
3.Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên :
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa .
- Máy tính , dụng cụ vẽ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
+ Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ngành tiêu biểu nào? Ngành nào phát triển mạnh hơn ? Ý nghĩa của hồ thủy điện Ḥòa Bình ?
+ Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào ? Địa điểm du lịch nào được UNESCOcông nhận là di sản thiên nhiên thế giới ?
2. Bài mới:
- Chúng ta biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nguồn tài nguyên phong phú . Bài thực hành hôm naychúng ta sẽ đọc bản đồ , phân tích và đánh giáảnh hưởng của tài nguyên khoáng sảnđối với phát triển công nghiệpở Trung du và miền núi Bắc Bộ .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
+ Hoạt động1 : Bài tập 1( nhóm )( 15 phút ) - Đọc yêu cầu bài tập 1 - Thảo luận : 5 phút - Quan sát bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Xác định vị trí các mỏ than ,sắt apatit, đồng , chì,kẽm . - Ghi vào vở nơi phân bố các khoáng sản nêu trên . + Hoạt động2: Bài tập 2 ( nhóm)( 20 phút ) - Thảo luận : 4 nhóm – 5 phút - Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh ? Vì sao ? - Khoáng sản nào có trữ lượng khá , điều kiện khai thác thuận lợi ? - Loại khoáng sản nàocó vai trò quan trọngđối với yêu cầu phát triểnnền kinh tế nước ta ? - Loại khoáng sản nào cần nhiều cho xuất khẩu ? - Chứng minh rằng công nghiệp luyện kimđen ở Thái Nguyênsử dụng nguyên liệu tại chỗ . - Xác định vị trí mỏ than ở Quảng Ninh , nhiệt điện Uông Bí , cảng than cửa Ông - Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệgiữa sản xuất và tiêu thụ than . |
Bài tập 1 : - Than : Quảng Ninh, Thái Nguyên - Sắt :Thái Nguyên, Yên Bái. - Bô xít : Cao Bằng. - Mangan : Cao Bằng - Apatit : Lào Cai. - Đồng : Lào Cai, Sơn La . - Chì , Kẽm : Tuyên Quang . Bài tập 2 : - Than làm nhiên liệu cho công nghiệp điện , sản xuất vật liệu xây dựng , chất đốt …. - Sắt nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim - Apatit nguyên liệu làm phân bón . - Kim loại màu ( đồng , chì , kẽm ) : nhu cầu xuất khẩu . - Công nghiệp luyện kimđen ở Thái Nguyênsử dụng nguyên liệu tại chỗ : Sắt ở Trại Cau , Linh Nham . Than ở Khánh Hòa , Phấn Mễ… - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ than .
|
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
Củng cố :
- Nhận xét tinh thần làm việc , kết quả làm việc .
- Những thuận lợi và khó khăn trong viêc khai thác khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
Dặn dò :
.-Hoàn thành hai bài tậpvào vở
- Chuẩn bị bài 20 : Vùng Đồng bằng Sông Hồng .
+ Vị trí giới hạn của vùng ?Ý nghĩa của vị trí ?
+ Đặc điểm địa hình ,khí hậu ,sông ng̣òi ,khoáng sảncủa vùng .
+ Những thuận lợi và khókhăn của vùng .
+ Phương hướng giải quyết các khó khăn .
- Rút kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************