Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 4, Bài 4: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh đạt được:
1/ Kiến thức: Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.
- Tìm hiểu nội dung loại bản đồ mới: Bản đồ phân bố khí áp và hướng gió.
2/Kĩ năng: Nắm được kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ.
3/ Thái độ:
- Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu địa lý.
- Giao tiếp và tự nhận thức.
- Giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh phân tích.
4/ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ Đối với giáo viên: Bản đồ khí hậu Châu Á, hai lược đồ phân bố và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ Châu Á, bảng phụ.
2/ Đối với học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 8, bảng nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (Thời gian 5’)
1/ Mục tiêu: Giúp cho các em làm quen, tìm hiểu và xác định được sự biểu hiện khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ châu Á.
2. Phương pháp – Kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh cá nhân
3. Phương tiện: Sử dụng một số tranh ảnh
4. Các bước hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về hậu quả của các cơn bão và yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy cho biết bão đem lại những hậu quả gì ?
Bước 2: Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh trả lời
Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài
Như các em đã thấy hình ảnh trên thì bão đã gây ra rất nhiều hậu quả làm thiệt hại về người và của. Vậy nguyên nhân từ đâu mà sinh ra các cơn bão. Vậy bài học hôm nay giúp cô cùng các em sẽ giải quyết những thắc mắc đó thông qua việc làm quen, tìm hiểu, phân tích sự phân bố khí áp, các hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ ở châu Á.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
HOẠT ĐỘNG 1: Giúp cho học sinh hình dung được các khái niệm về đường đẳng áp, trung tâm khí áp, ý nghĩa các trị số đường đẳng áp (Thời gian 10’)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, phương pháp sử dụng bản đồ, và biểu đồ, thảo luận, tự học,…kĩ thuật đặt câu hỏi, học tập hợp tác.
2. Hình thức tổ chức: Hình thức “bài lên lớp”, cá nhân.
3. Phương tiện: Sử dụng lược đồ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1: GV dùng bản đồ khí hậu châu Á giới thiệu khái quát các khối khí trên bề mặt Trái đất. - HS quan sát H4.1 và H4.2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm được đề cập trong bài thực hành. ? Các trung tâm khí áp được biểu hiện bằng gì? (Bằng các đường đẳng áp) ? Thế nào là đường đẳng áp? ( là đường nối các điểm có trị số khí áp khác nhau) ? Cho biết cách biểu hiện các trung tâm áp thấp, áp cao trên bản đồ? (Áp thấp: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm. Áp cao: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng tăng.) ? Để xác định hướng gió ta dựa vào đâu? (Gió thổi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp) ? Sự thay đổi khí áp theo mùa là do đâu? (Do sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa) ? Gió mùa là gì? (Loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau) Bước 2: Yêu cầu HS đọc chỉ dẫn SGK Bước 3: HS trả lời Bước 4: GV chốt ý và nêu lại các khái niệm |
1.Giới thiệu chung: (Không ghi bảng) |
HOẠT ĐỘNG 2:Xác định và đọc tên các trung tâm khí áp thấp, cao và các hướng gió theo từng khu vực mùa đông, mùa hè.(Thời gian: 16’)
1.Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Giải quyết vấn đề, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, pp sử dụng bản đồ, tự học,…Kỹ thuật dạy học đặt câu hỏi, …
2.Hình thức: Hình thức hoạt động nhóm, cá nhân
3.Phương tiện: Sử dụng lược đồ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Phân tích hướng gió mùa đông, mùa hạ *. Phân tích hướng gió mùa đông, mùa hạ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1, 4.2(trang 14) xác định và đọc tên các trung tâm khí áp thấp và khí áp cao. GV yêu cầu HS xác định các hướng gió chính theo mùa đông, mùa hạ của từng khu vực(Cá nhân) GV yêu cầu HS lựa chọn thông tin điền kết quả vào bảng phụ (Hoạt động nhóm) Lớp chia làm 4 nhóm: Nhóm 1,2 điền vào mùa đông (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á) Nhóm 3,4 điền vào mùa hạ (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á) Bước 2: Học sinh quan sát thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn. Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, học sinh các nhóm khác góp ý bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức, đưa ra bảng phụ cho các em ghi bảng. |
2. Phân tích hướng gió về mùa đông, mùa hạ: (Bảng phụ) |
BẢNG PHỤ
Mùa |
Khu vực |
Hướng gió chính |
Từ áp cao……... đến áp thấp ….. |
Mùa đông |
Đông Á |
…………………... |
………………….. |
Đông Nam Á |
………………….. |
………………….. |
|
Nam Á |
………………….. |
………………….. |
|
Mùa hạ |
Đông Á |
………………….. |
………………….. |
Đông Nam Á |
………………….. |
………………….. |
|
Nam Á |
…………………... |
…………………... |
KẾT QUẢ BẢNG PHỤ
Mùa |
Khu vực |
Hướng gió chính |
Từ áp cao……... đến áp thấp ….. |
Mùa đông |
Đông Á |
Tây Bắc |
Xibia- Alêut |
Đông Nam Á |
Đông Bắc hoặc Bắc |
Xibia – Xích đạo |
|
Nam Á |
Đông Bắc |
Xibia– Xích đạo |
|
Mùa hạ |
Đông Á |
Đông Nam |
Haoai - Iran. |
Đông Nam Á |
Tây Nam biến tính ĐN |
Ôxtralia và Nam ÂĐD -Iran. |
|
Nam Á |
Tây Nam |
Nam ÂĐD- Iran |
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 6’)
(Cá nhân) Gọi HS lên xác định lại các trung tâm khí áp cao, thấp, các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông, mùa hạ?
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian 5’)
1. Qua phân tích 2 hoàn lưu gió mùa cho biết điểm khác nhau cơ bản về tính chất giữa gió mùa châu Á ở mùa đông vàmùa hạ là gì?
* Tính chất trái ngược nhau của hướng gió trong 2 mùa do sự thay đổi các cao áp và hạ áp giữa 2 mùa.
2. Sự khác nhau về thời tiết ở mùa đông và mùa hè khu vực có gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất, sinh hoạt, của con người trong khu vực ? Vì sao?
2.1*Gió mùa mùa đông lạnh và khô vì xuất phát từ Cao áp trên lục địa => biển, nên thời tiết các khu vực có gió mùa đi qua khô, lạnh => Sinh hoạt, sản xuất của con người thay đổi => lấy VN dẫn chứng: mùa đông lạnh - khô theo từng đợt, năng xuất cây trồng thấp, sinh hoạt con người cũng thay đổi.
2.2*Gió mùa mùa hạ mát và ẩm vì thổi từ đại dương => lục địa => đối với Việt Nam khi gió mùa mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn đã bị biến tính nên gây ra gió phơn Tây Nam: Nóng và khô miền Trung và Bắc Trung Bộ; gió mùa thổi qua biển gây mưa nhiều ở khu vực Nam Bộ)
**********************************