Bài 9 : Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Các đai khí áp trên Trái Đất không phân bố như thế nào?
Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố xen kẽ nhau theo vĩ tuyến, đối xứng nhau qua xích đạo nhưng bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Các đai khí áp không phân bố so le nhau theo chiều kinh tuyến.
Tại sao các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt?
Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố không liên tục và bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ của lục địa và đại dương.
Không khí chứa nhiều hơi nước ảnh hưởng như thế nào đến khí áp?
Không khí chứa nhiều hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên:
Không khí bốc lên cao từ xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên áp cao cận chí tuyến.
Tại sao vùng ôn đới hình thành một đai áp thấp?
Không khí từ các đai áp cao cận chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau, bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp ôn đới.
Gió là sự chuyển động của không khí
Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất là:
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: gió Tín Phong (gió Mậu Dịch), gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực.
Loại gió nào không thổi thường xuyên trên Trái Đất?
Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất gồm: gió Tín Phong (gió Mậu Dịch), gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực. Gió mùa không phải loại gió thổi thường xuyên, vì loại gió này chỉ hoạt động theo mùa.
Tại sao cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới có tính chất đối nghịch nhau?
Cùng thổi từ áp cao cận chí tuyến nhưng:
- Gió Tín Phong: loại gió này thổi đến vùng áp thấp xích đạo (nơi có nhiệt độ trung bình cao) dẫn đến hơi nước càng tiến xa độ bão hòa và khiến cho không khí càng trở nên khô hơn.
- Gió Tây Ôn Đới: thổi về áp thấp ôn đới, là vùng có khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.
Vậy sự khác nhau này do ảnh hưởng của loại áp thấp nơi gió thổi đến.
Tại sao mùa đông ở miền Bắc ngoài những ngày rét buốt vẫn có những ngày nắng hanh?
Vào thời kì mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của hai loại gió là gió mùa đông bắc và Tín phong Bắc bán cầu. Khi gió mùa đông bắc suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu hoạt động. Với tính chất nóng, khô, loại gió này gây thời tiết nắng, hanh cho các tỉnh phía Bắc.
Những loại gió thường xuyên xuất hiện ở miền đồi núi là:
Những loại gió thổi thường xuyên ở miền đồi núi là gió núi và gió thung lũng.
Khu vực nào dưới đây không có sự hoạt động của gió mùa?
Gió mùa hoạt động trong phạm vi khu vực nhiệt đới (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, đông bắc Ô-xtrây-li-a) và ôn đới (Đông Á, đông nam Hoa Kì).
Không hoạt động ở Tây Nam Á và đông bắc Hoa Kì.