Bài 27 : Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Sách cánh diều
So với ngành hàng không, ngành đường biển có lợi thế hơn về
- Vận tải đường biển có ưu điểm nổi bật là vận chuyển được hàng hóa nặng cồng kềnh trên những tuyến đường xa -> vì vậy ngành này có khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn (tấn.km)
- Ngành hàng không mặc có trọng tải thấp, khối lượng vận chuyển nhỏ, chủ yếu dùng để chuyên chở người -> vì vậy khối lượng luân chuyển hàng hóa nhỏ.
=> So với ngành hàng không, ngành đường biển có lợi thế hơn về khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.
Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là
Quốc lộ 1A chạy dọc lãnh thổ từ Bắc vào Nam (chạy từ Lạng Sơn đến Hà Tiên) là tuyến giao thông huyết mạch của nước ta, có vai trò nối liền các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế -> thúc đẩy sự phát triển giao lưu trao đổi hàng hóa, đảm bảo nhu cầu đi lại theo chiều Bắc - Nam.
Phần lớn các cảng biển nằm ở hai bên bờ Đại Tây Dương vì
- Các cảng biển có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu trao đổi hàng hóa quốc tế, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
=> Hai bên bờ Đại Tây Dương là hai trung tâm kinh tế lớn hàng đầu trên thế giới: Tây Âu và Hoa Kỳ, có nền kinh tế năng động. Do vậy, nhu cầu trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nặng cồng kềnh là rất lớn.
Các kênh biển (Pa-na-ma, Xuy-ê) được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu là
Kênh biển được xây dựng có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển.
- Kênh Pa-na-ma (ở Trung Mĩ ) nối liến Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp rút ngắn quảng đường vận chuyển từ khu vực bờ Đông châu Mĩ sang các nước Đông Á, Đông Nam Á.
- Kênh đào Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, có vai trò rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa từ các nước Châu Á sang châu Âu (trước đây phải vòng xuống phía Nam đi qua mũi Hảo Vọng của châu Phi) làm xích gần khu vực công nghiệp Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp.
=> Việc rút ngắn khoảng cách vận chuyển sẽ kéo theo nhiều thuận lợi khác như: giảm được chi phí vận chuyển, thuận lợi hơn trong giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nền kinh tế trên thế giới, đồng thời hạn chế được tại nạn tàu thuyền khi di chuyển đường xa.
=> Rút ngắn khoảng cách vận chuyển trên biển là vai trò cơ bản và chủ yếu của việc xây dựng kênh biển.
Ở Nhật Bản vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính là do:
- Cở sở để phát triển vận tải đường biển là hệ thống các cảng biển và hậu phương cảng. Mặt khác việc hình thành các cảng biển phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên ở khu vực đó (bờ biển khúc khuỷu, các vũng vịnh kín gió, sâu..).
- Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, lãnh thổ bao gồm 4 đảo lớn (Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư) và hàng nghìn hòn đảo nhỏ; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển -> vì vậy vận tải đường biển phát triển mạnh nhất.
=> Đặc điểm lãnh thổ quần đảo và đường bở biển là điều kiện cơ sở, quan trọng nhất để phát triển ngành vận tải đường biển ở Nhật Bản.