Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Sách cánh diều
Đâu không phải là đặc điểm sản xuất của công nghiệp?
Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động (cây trồng vật nuôi) để tạo ra nguyên liệu, giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. => hai giai đoạn này diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt không gian.
Ví dụ: Tại các điểm khai thác khoáng sản thường hình thành một tổ hợp sản xuất bao gồm các xí nghiệp khai thác khoáng sản (mỏ quặng) và các xí nghiệp luyện kim để tạo ra các vật liệu sắt thép…
=> Nhận xét: Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp luôn tiến hành tuần tự và cách xa nhau về mặt không gian là không đúng
Đây là điểm khác nhau với nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp cần tuân thủ các quy luật tự nhiên sinh học nên diễn ra tuần tự.
Sự phân bố của ngành công nghiệp nào sau đây không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguồn nguyên liệu
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu => vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu -> thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp -> phân bố gần các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các trang trại chăn nuôi, vùng trọng điểm lương thực, đánh bắt tôm cá..
- Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố gần các mỏ khoáng sản.
- Công nghiệp luyện kim sử dụng nguyên liệu từ các mỏ quặng kim loại, phi kim -> phân bố gần nơi khai thác.
=> Loại trừ đáp án A, C, D
- Công nghiệp điện tử - tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm
=> Công nghiệp điện tử - tin học không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguyên liệu.
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1950 – 2013
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng:
Nhận xét
- Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm
=> Nhận xét A đúng.
- Áp dụng công thức tính: tốc độ tăng sản lượng = sản lượng năm năm 2013 / sản lượng năm 1950
=> Sản lượng than tăng gấp 3.8 lần, dầu mỏ tăng gấp 7.1 lần , điện tăng gấp 24 lần, thép tăng 7.4 lần.
Như vậy:
- Sản lượng điện tăng nhanh nhất (gấp 24 lần) => Nhận xét B đúng
- Sản lượng than tăng chậm nhất (gấp 3.8 lần) => Nhận xét C đúng
- Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ (7.4 lần > 7.1 lần)
=> Nhận xét D. Sản lượng thép tăng chậm hơn dầu mỏ là không đúng
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1950 – 2013
Để thể hiện sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- Yêu cầu đề ra thể hiện sản lượng các sản phẩm công nghiệp -> nghĩa là thể hiện số lượng (giá trị tuyệt đối) của các sản phẩm công nghiệp.
- Bảng số liệu thể hiện 2 đơn vị khác nhau (triệu tấn và tỉ kWh)
=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ kết hợp
=> Lựa chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm (biểu đồ có 2 trục tung: 1 cột thể hiện đơn vị triệu tấn, 1 cột thể hiện đơn vị tỉ kwh)
Để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã – hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu là
Khoa học kĩ thuật phát triển sẽ tạo điều kiện khai thác tốt nhất các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Ví dụ :
- Công nghệ khai thác hiện đại cho phép con người có thể tiếp cận được những mỏ quặng, dầu khí ở sâu trong lòng đất hay vùng băng giá vĩnh cửu Nam Cực…
- Các phát minh hiện đại của nhân loại đều nhờ sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Khoa học kĩ thuật hiện đại cũng được áp dụng trong các khâu chế biến, sản xuất ở nhà máy => tạo ra sản phẩm công nghiệp có chất lượng và giá trị cao, hàm lượng chất xám lớn (như các loại linh kiện điện tử, ô tô, máy bay hiện đại….)
=> Như vậy tiến bộ khoa học kĩ thuật là nhân tố quan trọng nhất giúp con người khai thác có tốt nhất các nguồn lực tự nhiên, dân cư- xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao.