Bài 21 : Các nguồn lực phát triển kinh tế
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?
Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?
- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò:
+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất
+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
+ Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú.
=> Loại đáp án A, B, D
- Nguồn lực kinh tế - xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
=> Nhận xét C không đúng
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành
Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là
Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là
- Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất; đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất -> điều này thúc đẩy các quá trình sản xuất tiếp tục phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khách hàng.
=> Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.
Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là
Nguồn lực góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác là:
- Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và giàu có, nhưng phân bố ở nhiều dạng, ở những khu vực khác nhau. Khoa học và công nghệ phát triển, con người đã chế tạo ra nhiều phương tiện, công cụ sản xuất hiện đại, có thể khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất để khai thác các bể dầu, khí; khai thác tài nguyên ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất (sa mạc khô hạn, bắc cực lạnh giá quanh năm) -> góp phần mở rộng khả năng khai thác tài nguyên.
- Khoa học và công nghệ hiện đại cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Ví dụ: khoa học công nghệ sử dụng các nguyên liệu kim loại, phi kim chế tạo ra các sản phẩm điện tử hiện đại, điện thoại thông minh, máy bay…; nguyên liệu tự nhiên từ ngành nông nghiệp được chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như cà phê, nước giải khát, thực phẩm đóng gói, đồ hộp…
=> Như vậy, nguồn lực góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác là khoa học và công nghệ.
Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?
Nhận định nào sau đây không đúng?
- Điều kiện tự nhiên là toàn bộ những thành phần của tự nhiên (địa chất, địa hình, đất, nước, khí, hậu, sinh vật) => xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào con người.
+ Theo lí thuyết của vụ nổ BigBang, Trái Đất được hình thành cách đây 15 tỷ năm từ các đám bụi khí, sau đó lần lượt xuất hiện các thành phần tự nhiên như nước, đất, sự phát triển của sinh vật (cây cỏ, động vật). Thời kì này chưa có sự xuất hiện của loài người.
+ Con người xuất hiện sau điều kiện tự nhiên: khoa học đã chứng minh rằng nguồn gốc loài người được tiến hóa từ vượn, được phát triển hoàn thiện qua quá trình lao động, chinh phục tự nhiên.
=> Điều này cho thấy điều kiện tự nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người. => nhận xét A đúng.
- Các nguồn lực tự nhiên dù có giàu có ở mức nào nhưng nếu không có tác động của con người thông qua các chính sách chiến lược khai thác thì tài nguyên vẫn mãi tồn tại ở dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu được khai thác và sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên sẽ phát huy nhiều hiệu quả và mang lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội.
Ví dụ: Các mỏ khoáng sản nếu không được khai thác thì nó mãi nằm sâu dưới lòng đất và không phát huy được vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế; các nguồn lực về nguồn nước, đất đai, khí hậu nếu không biết cách tận dụng sẽ không phát huy tối đa hiệu quả sản xuất nông nghiệp….
=> Nhận xét B đúng.
- Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, chịu nhiều thiên tai thất thường. Tuy nhiên với sự thông minh của con người, đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại -> Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Hoa Kì và EU.
=> Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản minh chứng cho vai trò của chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có. => Nhận xét D đúng.
- Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên sẽ thay đổi tùy vào cách khai thác và mục đích sử dụng của con người.
Ví dụ:
+ Cùng là dòng sông trên vùng núi, trước đây con sông chỉ mang vai trò cơ bản nhất là cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa, cung cấp thủy sản nước ngọt. Sau đó, con người đã biết phát triển thủy điện trên các dòng sông, mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
+ Tài nguyên khoáng sản trước đây chủ yếu dùng để làm công cụ sản xuất thô sơ (lưỡi cày, dưỡi dao, đục…), với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật các khoáng sản kim loại và phi kim được tinh luyện thành những sản phẩm vật liệu xây dựng có giá trị, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp cơ khí, sản xuất máy bay ô tô, linh kiện điện tử….
=> Nhận xét: Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến là không đúng
Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?
Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,... Có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?
Các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) chủ yếu bao gồm có
- Nguồn lực bên trong lãnh thổ: Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị); nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, biển,...); nguồn lực kinh tế - xã hội (vốn, chính sách phát triển, lịch sử - văn hoá, nguồn lao động, thị trường,...).
- Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: Vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực nước ngoài; thị trường nước ngoài; khoa học - công nghệ nước ngoài,..
Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực:
- Từ sau khi thống nhất, nước ta bước vào thời kì mới xây dựng phát triển kinh tế. Năm 1986, Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới nền kinh tế. Chính sách Đổi mới được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong kinh tế là tiến hành mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế) phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp.
- Đến nay, chính sách Đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế nước ta: nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (thông qua các tổ chức liên kết: WTO, APEC, ASEAN…)
=> Như vậy, Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực: chính sách, chiến lược phát triển kinh tế