Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có
Dân số trẻ: độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
Nguồn lao động là dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
Động lực của gia tăng dân số thế giới là
Động lực của gia tăng dân số thế giới là gia tăng dân số tự nhiên.
Nguồn lao động được phân làm hai nhóm
Nguồn lao động được phân làm hai nhóm: nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
“Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia” là ý nghĩa của
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế -> Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng lao động khu vực II và III.
Đâu không phải là nhân tố làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng ?
Y tế và khoa học kĩ thuật phát triển giúp nhiều ca bệnh được chữa khỏi, đẩy lùi bệnh tật => giảm tỉ lệ tử
=> Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật không phải là nhân tố làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng.
Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già:
Dân số già có tỉ lệ trẻ em ít, nguồn lao động cũng ít hơn => giảm bớt sức ép về các vấn đề giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo...
=>Đặc trưng của các nước có cơ cấu dân số già không phải là: Sức ép dân số lên các vấn đề việc làm, giáo dục (đây là đặc trưng của các nước cơ cơ cấu dân số trẻ)
Đâu không phải là nhân tố làm cho tỉ suất sinh thấp ?
Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn nghèo cao.
=> Phong tục tập quán lạc hậu không phải là nhân tố làm cho tỉ suất sinh thấp
Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ:
Dân số trẻ, tỉ lệ trẻ em (0 – 14 tuổi) lớn -> tỉ lệ dân số phụ thuộc nhiều.
=> Tỉ lệ phụ thuộc ít không phải là đặc trưng các nước có cơ cấu dân số trẻ
Kết cấu dân số theo khu vực kinh tế thường phản ánh:
Kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là tỉ trọng lao động trong các khu vục kinh tế (nông -lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ).
=> Vì vậy, dựa vào tỉ trọng lao động phân bổ ở các khu vực kinh tế có thể biết được trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó
Ví dụ:
- Lao động khu vực nông – lâm – ngư- nghiệp cao,công nghiệp xây dựng và dịch vụ thấp chứng tỏ nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp.
- Lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ cao thể hiện trình độ phát triển kinh tế cao.
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2014 (%)
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết kết cấu dân số nước ta là
Nhận xét:
- Năm 1999: nước ta có kết cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 chiếm 35,1%, (trên 35%) trên 60 tuổi chiếm 5,8% (dưới 10%)
- Tuy nhiên dân số nước ta đang có xu hướng già hóa: năm 2014 nhóm tuổi 0 -14 tuổi giảm xuống còn 23,5%; nhóm tuổi trên 60 tăng lên 7,1%
=> Kết cấu dân số nước ta trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa
Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.
Cho biết nhận xét nào sau đây là đúng
Nhận xét:
Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
- Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới giảm từ 36% xuống 20%.
- Tỉ suất sinh thô các nước phát triển giảm từ 23% xuống 11%.
- Tỉ suất sinh thô các nước đang phát triển giảm từ 43% xuống 21%.
=> Nhận xét A đúng
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014 là
Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế
- Của hai nước (tương đương với trường hợp 2 năm)
=> Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn: biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên là biểu đồ tròn
Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là
Tính dân số năm sau:
+ Gọi D0 : dân số đầu kì
D1 : dân số năm kế tiếp (liền sau)
D2 : dân số năm thứ hai
Dn : dân số năm thứ n
tg : tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
Ta có: D1 = d0 + (d0 x tg) = d0 (1 + tg )
D2 = d1 (1 + tg) = d0 ( 1+ tg) x (1 + tg) = d0 ( 1+ tg)2
D3 = d2 (1 + tg) = d0 ( 1+ tg)2 x (1 + tg) = d0 ( 1+ tg)3
Tương tự, ta có công thức tổng quát: Dn = d0 (1+ tg)n (n là hiệu số năm sau với năm trước.)
- Áp dụng công thức:
+ Biết: Dân số năm 2015 là 7346 (triệu người);
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = 1,2 % = 0,012
Hiệu số năm 2016 với 2015 = 2016 – 2015 = 1 (năm)
=> Dân số năm 2016 = Dân số năm 2015 x (1+ tg)1
= 7346 x (1 + 0,012) = 7346 x 1,012 = 7434,15 (triệu người)
Cho biết dân số của một quốc gia năm 2010 có 955 triệu người nam và 1036 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là
- Công thức tính tỉ số giới tính
Trong đó: Tnn: Tỉ số giới tính.
Dnam: Dân số nam.
Dnữ: Dân số nữ.
- Áp dụng công thức:
=> Tỉ số giới tính là 92%, nghĩa là cứ 100 nữ có 92 nam
Ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí vì
Ở các nước đang phát triển gia tăng dân số quá nhanh trong khi nền kinh tế - xã hội phát triển còn thấp
=> Gây nhiều sức ép lên vấn đề việc làm, nơi ở, chất lượng đời sống người dân; dân số đông cũng gây sức ép lên tài nguyên môi trường -> tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội…
=> Cần có các chính sách phát triển dân số hợp lí như: chính sách kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đa dạng hóa ngành kinh tế, đào tạo nâng cao trình độ lao động….nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giữa sự phát triển dân số với phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là
Các nước Trung Quốc, Việt Nam chịu ảnh hưởng lâu dài của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu (Nho giáo), trọng nam khinh nữ; mặt khác cùng với sự phát triển của công nghệ -> con người ngày nay có thể phát hiện sớm và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ.
=> Dẫn đến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các quốc gia này.