• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
31 lượt xem

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. 

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm.

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

(Tuổi Thơ im lặng  - Duy Khán)

Câu a . Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào? (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận)

Câu b . Các từ:  đâu đâu, tất bật, lành lặn  thuộc loại từ gì?

Câu c . Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu:  “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.”  thuộc kiểu câu nào? 

Câu d.  Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

Câu e . Từ nội dung văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bộc lộ tình cảm của mình dành cho người cha (hoặc người mẹ ) yêu quý của mình.

GIÚP MÌNH VỚI NG

1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nắm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (Trích ngữ văn 6. Bộ Chân trời sáng tạo , nhà xuất bản Giáo dục 2021) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b. Nêu đặc điểm của nhân vật dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích. c. Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy? d. Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì? Câu 2: Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây: 1. Ve kêu. 2. Cây cối um tùm. 3. Chim sơn ca đang hót. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên Câu 3: Chỉ ra biện pháp ẩn dụ và hoán dụ trong những trường hợp dưới đây: a. Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới tấp. Ấy là những con chèo bẻo. b. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. giúp mình với

1 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

Giúp mình bài này vs ạ mình cần gấp Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. (Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ “lảo đảo”, “thập thững”. Các từ ấy có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà? Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? Câu 5. Xác định tên và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp trong đoạn thơ cuối. Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn thơ: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Câu 8. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy. Câu 9. Xác định từ loại của các từ sau: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Câu 10. Xác định tên và chỉ ra mô hình cấu tạo của các cụm từ sau: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. Câu 11. Phân biệt từ láy và từ ghép trong các từ sau: cơ cực, thập thững, lảo đảo. Câu 12. Xét về cấu tạo, câu Níu váy bà đi chợ Bình Lâm thuộc kiểu câu gì? Câu 13. Xét về mục đích nói, câu Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá thuộc kiểu câu gì?

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
1 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem

“Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình" Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Câu 3. Xét về cấu tạo, từ học hỏi thuộc từ ghép hay từ láy? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến: “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.” Câu 5. Hãy trình bày ý nghĩa của văn bản?

2 đáp án
30 lượt xem