Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều a. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả và thể loại của văn bản đó. b. Nêu nội dung của đoạn thơ trên. c. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ và hoán dụ trong đoạn thơ trên. Cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ. d. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các dòng thơ được in đậm. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả hai thành phần chính của các dòng thơ đó.

2 câu trả lời

$a)$

- Trích từ văn bản : Việt Nam quê hương ta.

- Tác giả : Nguyễn Đình Thi

- Thể loại : Lục bát

$b)$ Nội dung: Thể hiện được hình ảnh của đất nước Việt Nam và phẩm chất kiên cường, bất khuất. Vẻ đẹp của Việt Nam và con người Việt Nam. Thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước của tác giả.

$c)$

- Biện pháp tu từ nhân hóa : "Việt Nam đất nước ta ơi"

- Biện pháp tu từ so sánh : "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, sinh động, gợi cảm hơn, đồng thời khiến ta liên tưởng ra vẻ đẹp của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Cho ta thấy được con người Việt Nam từ xưa đến nay đã chịu nhiều thương đau, nhưng vẫn anh dũng đứng lên bảo vệ đất nước. 

$($ Câu $d$ mình không thấy câu in đậm nhe bạn $)$

a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản: Việt Nam đất nước ta ơi

Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Thể loại: lục bát

b) Nội dung: nói về vẻ đẹp giản dị của Việt Nam

c)

- Biện pháp tu từ nhân hóa : "Việt Nam đất nước ta ơi"

- Biện pháp tu từ so sánh : "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, sinh động, gợi cảm hơn, đồng thời khiến ta liên tưởng ra vẻ đẹp của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Cho ta thấy được con người Việt Nam từ xưa đến nay đã chịu nhiều thương đau, nhưng vẫn anh dũng đứng lên bảo vệ đất nước. 

Câu  chị không thấy câu in đậm nhé em