Trong tác phẩm “Bài thơ vềtiểu đội xe không kính”,khi tái hiện tư thếcủa những người lính lái xe Trường Sơn,nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: “Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.” 1. Cho biết hoàn cảnh sáng tácvà chủ đề của bài thơ. 2. Câu thơ:“Ung dung buồng lái ta ngồi” có gì đặc biệttrong việc sắp xếp trật tự từ? Chỉ rahiệu quả nghệ thuật của việc sắp xếp trật tự từ đó. 3. Cũng trong bài thơ trên, khi phản ánhcuộc sống nơi chiến trường của các chiến sĩlái xe, tác giả đã cónhững vần thơ thật cảm động:“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.”

2 câu trả lời

1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của bài thơ.

 - Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài thơ được viết năm 1969, trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, lấy cảm hứng từ hiện thực những chiếc xe tải ngày đêm vận chuyển nhu yếu phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt trên tuyến đường Trường Sơn bị bom giật, bom rung khiến chúng đều không còn cửa kính, Phạm Tiến Duật đã sáng tác bài thơ này.

- Chủ đề: tác giả muốn làm nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh và hơn hết, đó là hình tượng những người lính gan dạ, dũng cảm và có tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai tươi sáng.

2. Câu thơ:“Ung dung buồng lái ta ngồi” có gì đặc biệttrong việc sắp xếp trật tự từ? Chỉ rahiệu quả nghệ thuật của việc sắp xếp trật tự từ đó.
- Trong câu thơ: " Ung dung buồng lái ta ngồi", tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ

--> Tác dụng: nhấn mạnh tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh của những người chiến sĩ, những người làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh chiến trường đầy khắc nghiệt.

3. Cũng trong bài thơ trên, khi phản ánhcuộc sống nơi chiến trường của các chiến sĩlái xe, tác giả đã cónhững vần thơ thật cảm động:“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.” ( không có yêu cầu ạ? )

4. Trong chương trình Ngữ văn THCS có một bài thơ khác cũng sử dụng rất khéo léo từ “chông chênh”khi miêu tả một sự vật. Hãy chobiết đó là bài thơ nào?Chép chính xác hai câu thơ nốitiếp có chứa từ “chông chênh” trong bài thơ đó và ghi rõ tên tác giả

- Đó là bài thơ: Tức cảnh Pác Bó

Võng mắc chông chênh dịch sử Đảng.

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

- Tác giả: Hồ Chí Minh

  $#huypk7$

Trong tác phẩm “Bài thơ vềtiểu đội xe không kính”,khi tái hiện tư thếcủa những người lính lái xe Trường Sơn,nhà thơ Phạm Tiến Duật viết:

“Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

1. Cho biết hoàn cảnh sáng tácvà chủ đề của bài thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác bài này là khi tác giả và đồng đội của họ đi chống Mỹ .

- Chủ đề của bài thơ này là " Tiểu đội xe không kính " .

2. Câu thơ:“Ung dung buồng lái ta ngồi” có gì đặc biệttrong việc sắp xếp trật tự từ? Chỉ rahiệu quả nghệ thuật của việc sắp xếp trật tự từ đó.

- Trong câu thơ: " Ung dung buồng lái ta ngồi", tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh của những người chiến sĩ, những người làm chủ và chiến thắng hoàn cảnh chiến trường đầy khắc nghiệt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm