Giúp mình bài này vs ạ mình cần gấp Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. (Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ “lảo đảo”, “thập thững”. Các từ ấy có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà? Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? Câu 5. Xác định tên và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp trong đoạn thơ cuối. Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn thơ: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Câu 8. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy. Câu 9. Xác định từ loại của các từ sau: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Câu 10. Xác định tên và chỉ ra mô hình cấu tạo của các cụm từ sau: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. Câu 11. Phân biệt từ láy và từ ghép trong các từ sau: cơ cực, thập thững, lảo đảo. Câu 12. Xét về cấu tạo, câu Níu váy bà đi chợ Bình Lâm thuộc kiểu câu gì? Câu 13. Xét về mục đích nói, câu Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá thuộc kiểu câu gì?

2 câu trả lời

1/ 

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Thể thơ: tự do

2/ 

- Từ "lảo đảo" nghĩa là mất thăng bằng, muốn ngã >> gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say.

- Từ "thập thững" nghĩa là không vững, chậm rãi >> gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả.

3/

- Sự vô tâm của người cháu:  "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế".

- Nỗi vất vả của người bà được gợi tả qua công việc của bà "mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh"; các địa danh "Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao" và qua hình ảnh người bà "thập thững" trong những đêm đông lạnh giá.

>> Người cháu đã bày tỏ tình yêu thương tha thiết và nỗi niềm ân hận về sự vô tình vô tâm đối với bà.

4/

Những hình ảnh đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng đã gửi gắm thông điệp: hãy luôn quan tâm và yêu thương những người thân yêu, dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng sống vô tình, vô nghĩa.

5/

- Phép điệp ngữ: bà

- Phép liệt kê: mò cua xúc tép ở đồng Quan,đi gánh chè xanh Ba Trại

- Đảo ngữ: thập thững

>> Nhấn mạnh cuộc sống vất vả, cơ cực và đức hi sinh cao cả của bà.

6/

Đoạn thơ là dòng hồi ức của người cháu về  những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần. Qua đó nhà thơ bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất và nỗi ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm mà không thấu hiểu nỗi cơ cực của bà.

7/

Đoạn thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu: thích vui chơi, nghịch ngợm những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá,...Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quê hương và nỗi nhớ bà tha thiết.

8/

Trường từ vựng về hoạt động của con người: níu, bắt, ăn trộm, chơi, đi, mò, xúc, gánh.

9/

- Danh từ: cống Na, cá, chim sẻ, vành tai tượng Phật, nhãn, chùa Trần

- Động từ: ra, câu, bắt, ăn trộm

- Tính từ: nhỏ

10/

Cụm tính từ: cơ cực (TTN) thế (PS)

Cụm động từ: mò (TTN) cua (PS), xúc (TTN) tép (PS), gánh (TTN) chè xanh (PS), thập thững (TTN) những đêm hàn (PS)

11/ 

Từ láy: cơ cực, thập thững, lảo đảo

12/

Xét về cấu tạo, câu "Níu váy bà đi chợ Bình Lâm" là câu rút gọn, lược bớt thành phần chủ ngữ "tôi"

13/

Xét về mục đích nói, câu "Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá" thuộc kiểu câu trần thuật



1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cản, tự sự, miêu tả. 

2. Từ "lảo đảo" gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say; từ "thập thững" gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả.

3. -Sự vô tâm của người cháu được thể hiện rõ qua câu thơ "Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế".

- Nỗi vất vả của người bà được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà "mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh"; các địa danh "Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao" và qua hình ảnh người bà "thập thững" trong những đêm đông lạnh.

- Qua những hồi ức về tuổi thơ vô tư, người cháu đã bày tỏ nỗi ân hận, day dứt của mình: chưa biết yêu thương, chia sẻ với bà.

4. Hãy biết trân trọng, yêu thương và quan tâm đến những người thân yêu xung quanh mình. Đừng để đến khi nhận ra thì chỉ còn nỗi hối hận muộn màng.

5. Biện pháp liệt kê  "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh"

Tác dụng: Khiến người đọc dễ hiểu dễ hình dung. Cho thấy hình ảnh người bà hiện lên với sự lam lũ, cực khổ, vất vả, tảo tần và sự hi sinh thầm lặng để chăm sóc cho người cháu. Qua đó, bộc lộ nỗi niềm xót xa, thương cảm, tình cảm thương yêu, biết ơn, trân trọng của tác gải dành cho bà

6. nội dung chính của đoạn trích trên: Sự day dứt, xót xa của người cháu trong khoảnh khắc trở lại quê nhà khi biết người bà đã mất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm