• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đề bài Phần I: Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. ...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1: Xác định PTBĐC của đoạn trích Câu 2: Nội dung chính đoạn trích Câu 3: Phân tích tác dụng PBTT trong câu sau : “Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus ’’ Câu 4: Thông điệp em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trich trên là gì? Giải thích lí do vì sao em chọn thông điệp đó Mk cần gấp, hứa vote 5 sao ạ !!

2 đáp án
7 lượt xem

GIÚP TỚ GẤP VỚI Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn. Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất địnhmđến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. (Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn) a. (0,5 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn bản trên. b. (1,0 điểm) Ghi lại một câu ghép và một câu đơn mở rộng thành phần trong đoạn văn bản trên, xác định rõ cấu trúc ngữ pháp của từng câu.

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Bài 2: Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết mỗi câu được dùng với mục đích gì. a. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) b. Tôi quắc mắt: - Sợ gì? […] Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! (Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài) c. Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? (Dế mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) d. Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng… Lượm ơi, còn không? (Lượm, Tố Hữu) e. Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? (Tre Việt Nam, Nguyễn Duy) g. - Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác… - Việc gì còn phải chờ khi khác?...Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm… (Lão Hạc, Nam Cao) h. Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? i. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ! (Em bé thông minh) k. Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói: - Biển này sao không có cá nhỉ? (Cây bút thần) 1. - Một cậu bé hỏi mẹ: - Tại sao mẹ lại khóc? Người mẹ đáp: - Vì mẹ là một phụ nữ. Bài 3: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau: a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? […] - Con đã nhận ra con chưa? b. (1) Hôm nào lớp cậu đi xem phim? (2) Lớp cậu đi xem phim hôm nào? Bài 4: Đặt 4 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để: - Yêu cầu một người hãy ngừng nói chuyện - Khẳng định một người bạn hôm qua học bài quá khuya. - Bộc lộ cảm xúc về thời tiết hôm nay. - Đe dọa một con vật. B nào giúp mình với ạ 🥺🥺

2 đáp án
9 lượt xem
1 đáp án
6 lượt xem

CHIẾC BÌNH NỨT Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy. Câu 1. ( 0.5điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản. Câu 2. (0.5 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản. Câu 3. (1 điểm) Nêu nội dung của văn bản. Câu 4. (1 điểm) Từ câu chuyện trên, em có thể rút ra những bài học gì? (viết 5-7 câu). II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu văn bản em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng, trình bày suy nghĩ về vấn đề: “ Cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt”.

2 đáp án
12 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “…Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: – Thu! Con. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: – Ba đây con! – Ba đây con! Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy…” Câu 1: Chỉ ra phép liên kết và từ ngữ dùng để liên kết trong các câu văn: Anh vừa bước,vừa khom người đưa tay đón chờ con.Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ thể hiện thái độ, hành động của bé Thu khi ông Sáu xưng ''ba'' gọi con và bước lại gần. Lí giải tại sao bé Thu có thái độ, hành động như thế. Câu 3: Vì sao sau phản ứng của bé thu, ông Sáu ''đứng sững lại'' và cảm thấy ''đau đớn''

1 đáp án
8 lượt xem