• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Bài 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn." a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b) Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? c) Phân tích giá trị nghệ thuật của bốn câu thơ này. Bài 2: Dựa vào văn bản "Bài toán dân số", em hãy giải thích vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu? Bài 3: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ XX qua 2 bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn”? Bài 4: Phân tích tâm trạng của người tù thể hiện trong bốn câu thơ cuối bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Bài 5: a) Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: - Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. - Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được. - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! b) Đặt một câu ghép có các vế thể hiện quan hệ tương phản. Bài 6: Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay bằng dấu câu thích hợp. a) Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. mẹ dặn là: "Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.". b) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. Bài 7: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn dấu ngoặc kép. Bài 8: Thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS.

1 đáp án
22 lượt xem

Cuốn tập soạn bài rực rỡ của nữ sinh lớp 8 Hơn 12.000 lượt like “Cách để môn Văn trở nên thú vị”, hình ảnh cuốn tập rộn ràng màu sắc của Đồng Vân Anh (lớp 8 trường THCS Trung Lập, Củ Chi, TP.HCM) đã được lan truyền trên mạng xã hội. Vân Anh chia sẻ: "Trang trí tựa bài học là niềm vui của mình mỗi khi soạn bài vở. Mình thường dựa vào nội dung của bài để chọn màu và trang trí cho phù hợp. Mỗi tựa mình vẽ nhanh lắm, chỉ cỡ 5 - 10 phút. Bức lâu nhất là 15 phút”. Gia đình, thầy cô và bè bạn rất ủng hộ sáng kiến này của bạn. "Ba mẹ biết mình thích nên không nói gì. Bạn bè thì mê tít nên hay mượn vở mình để học bài”. Vân Anh thường chọn vẽ tựa đề vào đầu tiết học. Khác với cuốn vở ghi vở ở lớp, quyển vở thú vị này cô bạn soạn riêng để dễ học bài. Mỗi khi đọc bài xong, bạn lại liên tưởng đến một hình vẽ nào đó nên dùng bút vẽ lại. Xong phần tựa, Vân Anh tóm gọn lại nội dung và phân tích từng đoạn. Bạn còn chừa thêm một trang để viết phần ghi nhớ... Câu 2: (1đ) Nêu ngắn gọn nội dung chính của bài viết. Theo em, ngoài việc trang trí tựa bài học thật bắt mắt, em còn có thể học tập bạn Vân Anh những cách học môn Văn hiệu quả nào? giúp em với ạ

1 đáp án
32 lượt xem

Câu 1: Kể tên các loại câu phân chia theo mục đích nói. Câu 2: Cho biết chức năng chính của từng kiểu câu. Câu 3: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? “Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao) D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài) Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến: A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế? B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! C. Bỏ rác đúng nơi quy định. D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng. Câu 6: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì? “Đi nhanh thôi cậu.” A. Yêu cầu B. Khuyên bảo C. Ra lệnh D. Đề nghị Câu 7: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình? A. Tôi rất yêu mẹ của tôi. B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi! C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi. D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

1 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem

****Đề 1: Phần 1: Trắc nghiệm (HS chọnđáp án đúng) Câu 1:Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn: A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn. B. Có các từ nghi vấn. C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi. D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng. Câu 2:Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi: A. Bố đi làm chưa ạ? B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? C. Bao giờ bạn được nghỉ tết? D. Ai bị điểm kém trong buổi hoc này? E. Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn. Câu 3:Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi? A. Mẹ đi chợ chưa ạ? B. Ai là tác giả của bài thơ này? C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội? Câu 4: Câu nào là câu nghi vấn? A. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang /Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. B. Nhớ ai giãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. C. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ. D. Sao không để chuồng nuôi lợn khác! Câu 5:Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6:Đoạn văn trên có mấy câu nghi vấn?“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.” A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. 5 câu Câu 7:Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn ? A. Anh Chí đi đâu đấy? B. Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài. C. Cái váy này giá bao nhiêu? D. Lớp cậu có bao nhiêu học sinh? Câu 8:Câu nào là câu nghi vấn? A. Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu. B. Con có nhận ra con không? C. Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn. D. Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra. ****Đề 2: Phần 1: Trắc nghiệm (HS chọn đáp án đúng) Câu 1:Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì? A. Để hỏi B. Để cầu khiến C. Để khẳng định hoặc phủ định D. Để bộc lộ cảm xúc Câu 2:Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ? A. Để cầu khiến. B. Để khẳng định hoặc phủ định. C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3:Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu gì? A. Dấu chấmhỏi B. Dấu chấm C. Dấu chấm than D. Dấu chấm lửng Câu 4:Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng? A. Dấu chấm B. Dấu chấm than C. Dấu chấm lửng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5:Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc) A. Phủ định B. Đe doạ C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc Câu 6:Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì? “Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?” A. Hỏi B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc C. Đe dọa D. Phủ định Câu 7:Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? “ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:-Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!” A. Hỏi B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc C. Đe dọa D. Phủ định Câu 8:Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” A. Hỏi B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc C. Đe dọa D. Khẳng định giúp em mọi người ơi 5sao luôn nee

2 đáp án
17 lượt xem

ĐỀ 1.Phần 1. Đọc hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” 1.Đoạn thơ trên được trích trong tácphẩm nào? Ai sáng tác? Nêu chủ đề của tác phẩm. 2.Nêu nội dung của đoạn thơ? Theo em tiếng chim tu hú trong bài thơ có ý nghĩa gì? Phần 2: Làm văn Giới thiệu về quê hương Yên Bái. ĐỀ 2: Phần 1. Đọc hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 1.Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác?Nêu thể loại của tác phẩm đó. 2.Câu thơ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?có phải câu nghi vấn không? Em hãy nêu các chức năng của câu nghi vấn. Phần 2: Làm văn Câu 1:Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ phần đọc hiểu. Câu 2:Giới thiệu về ngày Tết cổ truyền Việt Nam. 5 sao đây ạ giúp với

1 đáp án
93 lượt xem

Đề 1: Phần 1: Trắc nghiệm (HS chọnđáp án đúng) Câu 1:Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn: A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn. B. Có các từ nghi vấn. C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi. D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng. Câu 2:Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi: A. Bố đi làm chưa ạ? B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? C. Bao giờ bạn được nghỉ tết? D. Ai bị điểm kém trong buổi hoc này? E. Non cao đã biết hay chưa? / Nước đi ra bể lại mưa về nguồn. Câu 3:Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi? A. Mẹ đi chợ chưa ạ? B. Ai là tác giả của bài thơ này? C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? D. Bao giờ bạn đi Hà Nội? Câu 4: Câu nào là câu nghi vấn? A. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang /Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. B. Nhớ ai giãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. C. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ. D. Sao không để chuồng nuôi lợn khác! Câu 5:Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6:Đoạn văn trên có mấy câu nghi vấn?“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.” A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. 5 câu Câu 7:Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn ? A. Anh Chí đi đâu đấy? B. Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài. C. Cái váy này giá bao nhiêu? D. Lớp cậu có bao nhiêu học sinh? Câu 8:Câu nào là câu nghi vấn? A. Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu. B. Con có nhận ra con không? C. Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn. D. Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra. Phần 2: Tự luận Câu 1: Viết đoạn văn thuyết minh khoảng 7 –10 câu theo cách diễn dịch giới thiệu vềbài thơ “Nhớ rừng” Câu 2: Thuyết minh về một món ăn ngày Tết ở quê em Đề 2: Phần 1: Trắc nghiệm (HS chọn đáp án đúng) Câu 1:Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì? A. Để hỏi B. Để cầu khiến C. Để khẳng định hoặc phủ định D. Để bộc lộ cảm xúc Câu 2:Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì ? A. Để cầu khiến. B. Để khẳng định hoặc phủ định. C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3:Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu gì? A. Dấu chấmhỏi B. Dấu chấm C. Dấu chấm than D. Dấu chấm lửng Câu 4:Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng? A. Dấu chấm B. Dấu chấm than C. Dấu chấm lửng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5:Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc) A. Phủ định B. Đe doạ C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc Câu 6:Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì? “Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?” A. Hỏi B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc C. Đe dọa D. Phủ định Câu 7:Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? “ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:-Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!” A. Hỏi B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc C. Đe dọa D. Phủ định Câu 8:Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” A. Hỏi B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc C. Đe dọa D. Khẳng định Phần 2: Tự luận Câu 1: Viết đoạn văn thuyết minhkhoảng 7 –10 câu theo cách qui nạp giới thiệu về bài thơ “Quê hương” Câu 2: Thuyết minhvề một cảnh đẹp quê hương. giúp em mọi người ơi 5sao luôn nee

2 đáp án
15 lượt xem