Viết đoạn văn quy nạp cảm nhận về khổ 2 bài thơ Quê Hương #Giúp_mình_với

2 câu trả lời

   Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tư thế đầy khỏe khoắn, vui tươi đã được nhà văn Tế Hanh miêu tả một cách sinh động trong văn bản “Quê hương” (1) Trong hồi ức của nhà thơ đó là một buổi ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên thật tươi sáng và bình yên! (2) Qua việc sử dụng các tính từ “trong”, ”nhẹ hồng” nhà văn như vẽ ra trước mắt ta một không gian bao la, khoáng đạt cũng như báo trước về một chuyến đánh cá bình yên, tốt đẹp (3) Trên nền cảnh đó, hình ảnh con người được khắc họa như linh hồn của làng chài, “dân trai tráng” tuy là những người đàn ông trẻ trung, thân hình vạm vỡ nhưng ẩn chứa bên trong lại là sự mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần (4) Tiếp đó, bằng việc sử dụng phép so sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” đã làm ta như hình dung ra được con thuyền như một sinh thể có hồn, với sức mạnh của một con ngựa hay, khỏe đang lao đi trên mặt biển mang theo người dân chài là những chàng kỵ sĩ (5) Bên cạnh đó các động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã gợi lên rất sinh động về sự mạnh mẽ hay dứt khoát trong động tác chèo thuyền ra khơi đồng thời cho ta cảm nhận được sự chủ động của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên (6) Không chỉ dừng lại tại hình ảnh của người dân chài và con thuyền mà hình ảnh cánh buồm cũng hiện lên thật đẹp đẽ với một vị trí đặc biệt quan trọng (7) Tế Hanh đã có một sáng tạo thật độc đáo khi so sánh cánh buồm là một vật hữu hình với “mảnh hồn làng” là một thứ vô hình, trừu tượng (8) Ngoài việc nhằm gợi lên hình ảnh cánh buồm vừa bình dị, gần gũi vừa thiêng liêng phép tu từ còn khiến nó trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho linh hồn của cả làng quê luôn theo sát và tiếp thêm sức mạnh cho người dân chài trong chuyến ra khơi (9) Ta như vừa thấy con thuyền mang vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao, sánh ngang tầm vũ trụ khi hình ảnh cánh buồm còn được nhân hóa, biết “rướn” lên để “thâu góp gió” (10) Bài thơ được ra đời khi Tế Hanh đang xa quê hương nhưng những nét vẽ vẫn thật sống động và tươi mới như đang phập phồng sự sống (11) Bằng những hình ảnh thơ đậm màu sắc lãng mạn, từ ngữ giàu sức gợi, Tế Hanh đã khắc họa thành công bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong một buổi bình minh tươi đẹp, với những con người lao động đầy hào hứng, say mê báo hiệu chuyển đi biển thành công (12) Điều đó cho ta thấy rõ hơn tình cảm tha thiết mà tác giả hướng về quê hương, chỉ có tình yêu quê, lòng nhớ quê, sự gắn bó với làng chài quê hương mới có thể khiến cho hồi ức hiện lên sinh động đến vậy trên trang viết (13)

Mở bài

Tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.

Thân bài

Cảm nhận về thời gian và không gian, cảnh người dân ra khơi: Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.

Cảm nhận về hình ảnh chiếc thuyền ra khơi: Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cả

Cảm nhận về hình ảnh cánh buồm: Hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi

Kết bài

Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước