Câu 1: Kể tên các loại câu phân chia theo mục đích nói. Câu 2: Cho biết chức năng chính của từng kiểu câu. Câu 3: Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì? “Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao) D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài) Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến: A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế? B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! C. Bỏ rác đúng nơi quy định. D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng. Câu 6: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì? “Đi nhanh thôi cậu.” A. Yêu cầu B. Khuyên bảo C. Ra lệnh D. Đề nghị Câu 7: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình? A. Tôi rất yêu mẹ của tôi. B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi! C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi. D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

1 câu trả lời

Câu 1+2:

Câu nghi vấn:      

- Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã, để cầu khiến, ra lệnh, đe dọa, khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc

Câu cầu khiến     

- Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì

Câu cảm thán     

- Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

Câu trần thuật    

- Chức năng chính: kể, tả, thông báo, giới thiệu..... một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

Câu 3:

- Câu nghi vấn trong đoạn văn dùng để hỏi-chứng minh, làm rõ cho nhận định, vấn đề " cái mãnh lực lạ lùng của văn chương" ( Bằng cách đưa ra những dẫn chứng trên )

Câu 4: Chọn câu: C

Câu 5: Chọn câu: C

Câu 6: Chọn câu: D

Câu 7: Chọn câu: B

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước