đề 2 câu 1: nêu nội dung của 2 khổ thơ cuối trong bài thơ"quê hương" của tế hanh câu 2:sự khác nhau giữa tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ"khi con tu hú"của tố hưu

2 câu trả lời

Đáp án:

2) Sự khác nhau giữa tiếng chim tu hú ở đầu và cuối

bài thơ"khi con tu hú"của tố hữu:

+ Tiếng chim tu hú ở đầu bài đã gợi ra cảnh tượng đất 

trời bao la, đầy sức sống của mùa hè.

+ Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ như thúc giục, giục giã,

khiến người chiến sĩ đang bị giam cầm uất ức, ngột ngạt,

tù túng và khao khát tự do đến cháy bỏng.

Chúc bạn học tốt ;)

Câu 2

Khác :

+ tiếng chim tu hú ở đâu bài đã gợi ra cảnh tượng đất trời bao la,đầy sức sống của mùa hè

+tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ như thúc giục,giục giã khiến ng chiến sĩ đang bị giam cầm uất ức ,ngột ngạt,khao khát tự do đến cháy bỏng

Chúc làm bài tốt câu 1 mk đang suy nghĩ

Câu 1

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước