Nêu suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường trong văn bản tôi đi học

2 câu trả lời

Sau kì nghỉ hè với bao nhiêu kỉ niệm, em háo hức bước vào lễ khai giảng. Sáng hôm đó em dậy rất sớm, mặc đồng phục chỉnh tề. Em rất vui vì được gặp lại thầy, cô giáo, các bạn và mái trường bạn nào cũng hớn hở, thi nhau kể những kỉ niệm trong hè. Đúng 8 giờ lễ khai giảng bắt đầu. Đầu tiên cả trường đứng trang nghiêm hát Quốc ca, Đội ca. Sau đó cô Hiệu phó lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi các em học sinh nhân ngày khai giảng. Giọng cô ấm áp khắc sâu vào tân trí em những căn dặn của Chủ tịch nước. Tiếp đó, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn và đánh hồi trống đầu tiên “Tùng! Tùng! Tùng!...” báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Hình ảnh cuối cùng của buổi lễ gây ấn tượng nhất với em là những tràng pháo giấy, những chùm bóng bay trên không trung và toàn trường hát vang bài hát “Trái đất này là của chúng mình”. Buổi lễ khai giảng đã kết thúc và trôi qua nhưng cảm xúc đó vẫn in đậm trong trái tim em.

Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn ràng,cũng đẹp đẽ. Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi “ thực giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trò. Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác chung của mọi người. Tôi nghĩ,nếu như truyện không phải là dòng hoài niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn này.Dó là dòng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước