• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“ Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn , hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác . Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc . Tôi mải mốt chạy sang . Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà . Tôi xồng xộc chạy vào . Lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi , quần áo xộc xệch , hại mắt long sòng sọc . Lão tru tréo , bọt mép sài ra , khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái , nảy lên . Hai người đàn ông lực lượng phải ngồi đè lên người lão . Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết . Cái chết thật là dữ dội . Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy . Chỉ có tôi với binh Tư hiểu . Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão . Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão . Đến khi con trai lão về , tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đà cổ để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào . . . ” . 1 . Xác định phương thức biểu đạt ? 2 . Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? 3 . Trong câu “ Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn , hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác ” , cụm từ đáng buồn được hiểu với nghĩa khác ( nghĩa khác là nghĩa nào ) ?

2 đáp án
27 lượt xem

Nhân loại tỉnh thức Nhân loại cuồng say tạo dựng, săn lùng và tàn phá Nhân loại thức công nghiệp Nhân loại thức điện tử Nhân loại thức bay ra ngoài trái đất Nhân loại thức không bao giờ ngủ được nữa Nhưng ở núi rừng này có một nhân loại ngủ Muôn đời nay - giấc ngủ màu xanh giấc ngủ núi đồi Giấc ngủ chơi đàn thổi sáo Giấc ngủ hát, giấc ngủ bớm bay Giấc ngủ quả chín Giấc ngủ làm nương phát rẫy Giấc ngủ vác nước thượng nguồn về dựng nhà gác Giấc ngủ nhóm lửa đồ xôi Giấc ngủ uống rượu thay nước, đánh chiêng rung chuyển cây rừng Giấc ngủ không ăn thịt con thú mang thai, không bẻ ngọn cây đang mọc Giấc ngủ không mang hòn đá núi này sang núi khác Giấc ngủ nhảy múa và mang thai những dòng thác Giấc ngủ không bao giờ thức Trước nhân loại không thể ngủ được nữa. 1. Những đối tượng trữ tình nào được nhắc đến trong đoạn thơ? 2. Em hiểu “nhân loại ngủ” mà t/giả nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Tại sao họ lại được gọi là “nhân loại ngủ”? 3. Có điều khác biệt nào giữa những đối tượng được nhắc đến trong đoạn thơ? 4. Đoạn thơ đề cập đến vấn đề nào của c/s hiện đại?

1 đáp án
17 lượt xem

“BIẾT SỐNG VÌ NHAU” Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long. Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa. Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối. Vì là vùng nông thôn, ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải. Đến khi ông già yếu, lúc lâm chung, ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này, tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe, cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải, nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng. Cha kể cho con hiểu lòng cha, đừng nói lại mẹ buồn. Ở đời phải biết sống vì nhau."Sau đó ông mất. Một năm sau bà vợ cũng hấp hối, câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa, nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui. Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên: Trời ơi, cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối! Dựa vào nội dung câu chuyện, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?"

1 đáp án
15 lượt xem

DÙNG CẢ TRÁI TIM ĐỂ PHÁN XÉT Trong phòng xử… án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác. Thẩm phán thở dài và nói : – Xin lỗi, thưa bà…- Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ – nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi. Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp: – Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật. Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký : – Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo. Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người. Câu 1: Từ thông điệp của văn bản Dùng cả trái tim để phán xét, em hãy bàn về sự đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống. MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI Ạ!!!MÌNH XIN CẢM ƠN!!! MÌNH SẼ VOTE VÀ CẢM ƠN BẠN NÀO ĐÃ LÀM GIÚP MÌNH><

1 đáp án
75 lượt xem