Câu 2: So sánh hình ảnh ông đồ thời đắc ý (khổ 1,2) và thời thất thế / thời suy tàn (khổ 3,4).

2 câu trả lời

Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:  Vào thời điểm hoa đào nở - tức là thời điểm tết đến xuân về, ông đồ lại cùng mực tàu, giấy đỏ ngồi bên lề đường bên phố đông người qua lại . Giọng thơ hào hứng diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết luôn là sự mong đợi của mọi người - là trung tâm của sự chú ý. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. 

Hình ảnh ông đồ thời suy tàn : được thể hiện được thể hiện đối lập với ông đồ thời vàng son. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Ông đồ dường như đã bị lãng quên bởi sự sự vận động của thời gian. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Như bao trùm lên khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương.

- Thời đắc ý: 

+ Sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen.

+ Một phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

+ Trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”.

- Thời kỳ suy tàn:

+ Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ

+ Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tấp nập

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước