cảm nhận về tâm trạng của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú

1 câu trả lời

Tâm trạng của con hổ khi ở vườn bách thú trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khiến em rất ấn tượng. Cụm từ “trong cũi sắt” đã tái hiện một cách chân thực không gian sống nhỏ hẹp, khiến con hổ bị mất tự do. Câu thơ “Nằm dài trông ngày tháng dần qua” khiến con hổ không khác gì một anh hùng sa cơ, thất thế, bị tù hãm, bất lực. Hai chữ “nằm dài” dễ khiến người ta nghĩ rằng con hổ đã buông xuôi, phó mặc và an phận với thân tù đầy, nhưng không! Trong lòng nó vẫn luôn cồn cào những nỗi niềm cháy bỏng. Cụm từ “khối căm hơn” trong câu thơ đầu chính là nỗi đắng cay, uất ức tích tụ, chất chứa bao ngày, tưởng như đã thành hình, thành khối. Nhưng động từ mạnh “gậm” đã cho thấy nó không hề cam chịu số phận bị tù đày mà luôn hừng hực ngọn lửa căm thù, như nó vẫn gọi đó là “niềm uất hận ngàn thâu”. Nó còn cảm thấy đau khổ, nhục nhã khi bị lũ người chế giễu, biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Ở câu thơ “Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi” và câu “Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”, con hổ cảm thấy bất mãn, ngao ngán vì nó phải xếp ngang hàng với toàn những kẻ tầm thường, nông nổi, an phận tù đày. Ta có thể thấy trong đó có hình ảnh của một bộ phận con người trong xã hội dù sống trong cảnh mất tự do vẫn không biết lo nghĩ mà phó mặc cho số phận. Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê, sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc biệt là từ láy, nhà thơ đã mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo của mình, qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh tù túng, khinh thường, phẫn uất lũ cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tốc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, đồng thời thể hiện khát khao tự do, khát khao được sống đúng với chính mình, khơi gợi tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.cảm nhận về tâm trạng của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước