Nêu cảm nhận của em về tâm trạng người tù trong bốn câu cuối của bài thơ “ Khi con tu hú “ – Tố Hữu bằng một đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo phương pháp tổng – phân – hợp.

2 câu trả lời

Bốn câu thơ cuối bài là sự thể hiện tình cảm một cách thiết tha, trực tiếp và vô cùng mãnh liệt trong lòng thi nhân. Nếu ở bốn câu trước, mùa hè tươi đẹp được cảm nhận bằng mọi giác quan, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng vô cùng của nhà thơ thì bốn câu sau là bức tranh tâm trạng của người tù cach mạng. Cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt. tù túng, cô đơn đã đánh thức khao khát tự do mãnh liệt trong tác giả.  Bốn bức tường kia chẳng thể ngăn nổi thi nhân trải lòng. Ta tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Khao khát “muốn đập tan phòng” chính là khao khát chính đáng tìm về cuộc sống tự do của nhà thơ. Động từ đạp diễn tả tư thế mạnh mẽ của người tù trong mong muốn giải thoát.  Niềm uất hận, bế tắc của tác giả được đẩy lên đến cao độ với câu thơ: "Ngột làm sao, chết uất thôi". Có lẽ, mùa hè, cuộc sống tươi đẹp ngoài kia khiến người tù cách mạng không thể cầm lòng. Quả thực, mỗi tiếng tu hú vang lên lúc này là một tiếng thúc giục nhà thơ về thế giới tự do đối lập với thực tại đau đáu  đang bị cầm tù. Bốn  câu thơ cuối bài Khi con tu hú làm ta hiểu hơn về chân dung tinh thần của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày và là tiếng lòng tha thiết tình yêu dành cho quê hương, đất nước. 

Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình.Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

                               Mời bạn tham khảo nha!
 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước