Nhân loại tỉnh thức Nhân loại cuồng say tạo dựng, săn lùng và tàn phá Nhân loại thức công nghiệp Nhân loại thức điện tử Nhân loại thức bay ra ngoài trái đất Nhân loại thức không bao giờ ngủ được nữa Nhưng ở núi rừng này có một nhân loại ngủ Muôn đời nay - giấc ngủ màu xanh giấc ngủ núi đồi Giấc ngủ chơi đàn thổi sáo Giấc ngủ hát, giấc ngủ bớm bay Giấc ngủ quả chín Giấc ngủ làm nương phát rẫy Giấc ngủ vác nước thượng nguồn về dựng nhà gác Giấc ngủ nhóm lửa đồ xôi Giấc ngủ uống rượu thay nước, đánh chiêng rung chuyển cây rừng Giấc ngủ không ăn thịt con thú mang thai, không bẻ ngọn cây đang mọc Giấc ngủ không mang hòn đá núi này sang núi khác Giấc ngủ nhảy múa và mang thai những dòng thác Giấc ngủ không bao giờ thức Trước nhân loại không thể ngủ được nữa. 1. Những đối tượng trữ tình nào được nhắc đến trong đoạn thơ? 2. Em hiểu “nhân loại ngủ” mà t/giả nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Tại sao họ lại được gọi là “nhân loại ngủ”? 3. Có điều khác biệt nào giữa những đối tượng được nhắc đến trong đoạn thơ? 4. Đoạn thơ đề cập đến vấn đề nào của c/s hiện đại?

1 câu trả lời

1. Đối tượng trữ tình được nhắc đến trong đoạn thơ là : nhân loại thức, nhân loại ngủ , núi rừng, núi đồi, đàn, sáo, bươm bướm, quả chín, nương rẫy , nước thượng nguồn , rượu , hòn đá, dòng thác,..

2. Nhân loại ngủ được tác giả nhắc đến ở đây là những người chiến sĩ biên phòng bảo vệ rừng núi, biên cương

Họ được gọi là nhân loại ngủ bởi vì đối với họ, công việc họ làm không có ngày đêm , họ chẳng có lấy một giấc ngủ bình yên cho chính mình.

3. Điểm khác biệt giữa những đối tượng được nhắc đến trong đoạn thơ là trạng thái ngủ và thức của các đối tượng.

4. Đoạn thơ đề cập đến vấn đề tàn phá rừng ngàn , khai thác tài nguyên một cách bừa bãi của con người và những hành động, việc làm cao đẹp, ý nghĩa của những người chiến sĩ biên phòng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước