• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
62 lượt xem

Nhân loại tỉnh thức Nhân loại cuồng say tạo dựng, săn lùng và tàn phá Nhân loại thức công nghiệp Nhân loại thức điện tử Nhân loại thức bay ra ngoài trái đất Nhân loại thức không bao giờ ngủ được nữa Nhưng ở núi rừng này có một nhân loại ngủ Muôn đời nay - giấc ngủ màu xanh giấc ngủ núi đồi Giấc ngủ chơi đàn thổi sáo Giấc ngủ hát, giấc ngủ bớm bay Giấc ngủ quả chín Giấc ngủ làm nương phát rẫy Giấc ngủ vác nước thượng nguồn về dựng nhà gác Giấc ngủ nhóm lửa đồ xôi Giấc ngủ uống rượu thay nước, đánh chiêng rung chuyển cây rừng Giấc ngủ không ăn thịt con thú mang thai, không bẻ ngọn cây đang mọc Giấc ngủ không mang hòn đá núi này sang núi khác Giấc ngủ nhảy múa và mang thai những dòng thác Giấc ngủ không bao giờ thức Trước nhân loại không thể ngủ được nữa. 1. Những đối tượng trữ tình nào được nhắc đến trong đoạn thơ? 2. Em hiểu “nhân loại ngủ” mà t/giả nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Tại sao họ lại được gọi là “nhân loại ngủ”? 3. Có điều khác biệt nào giữa những đối tượng được nhắc đến trong đoạn thơ? 4. Đoạn thơ đề cập đến vấn đề nào của c/s hiện đại?

1 đáp án
14 lượt xem

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! ”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.48-49) Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3:Tìm câu nghi vấn, câu cầu khiến có trong đoạn văn. Dụng ý của tác giả khi sử dụng những câu đó? Câu 4: Ghi lại các từ mượn tiếng nước ngoài có trong đoạn văn. Câu 5:Theo em, qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì? Câu 6: Từ nội dung đoạn văn trên, kết hợp với những hiểu biết thực tế cuộc sống, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của mình về thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian đề “sống ảo” trên các mạng xã hội.

2 đáp án
120 lượt xem
2 đáp án
44 lượt xem

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” (sưu tầm) Câu 1 :Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 :Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Nêu cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép bằng 1 đoạn văn dài khoảng 10 dòng. Câu 3 :“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Câu 4: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

2 đáp án
80 lượt xem