Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới: “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! ”. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.48-49) Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3:Tìm câu nghi vấn, câu cầu khiến có trong đoạn văn. Dụng ý của tác giả khi sử dụng những câu đó? Câu 4: Ghi lại các từ mượn tiếng nước ngoài có trong đoạn văn. Câu 5:Theo em, qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì? Câu 6: Từ nội dung đoạn văn trên, kết hợp với những hiểu biết thực tế cuộc sống, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của mình về thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian đề “sống ảo” trên các mạng xã hội.

2 câu trả lời

C1. PTBĐ nghị luận

C2.  Câu ghép, vì trong câu không chỉ có 1 cụm C-V.

C3. 

- Câu nghi vấn

 + Có phải vậy chăng?

- Câu cầu khiến

 + Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!

C4. 

 - chat, blog, status, Facebook, post, email.

C5.

Xã hội phát triển, công nghệ 4.0 ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều mạng xã hội ra đời. Nơi đây là nơi tha hồ cho các bạn trẻ được " sống ảo". Mọi người ử dụng từ ày rất nhiều nhứng chắc không phải ai cũng hiểu rõ về lối " sống ảo" này. Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội. Lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch. Cụ thể hơn sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại. Hiện nay, sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay. Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều, ở tất cả mọi nơi. Chúng ta ít nhất một lần trong ngày bắt gặp các bạn trẻ đang sống ảo. Hiện trạng sống ảo này nguyên nhân là do giới trẻ dành phần lớn quỹ thời gian cho facebook, muốn thể hiện, khoe khoang bản thân. Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Và đặc biệt do sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân. Mọi người nghĩ sống ảo không gầy tác hại gì thì đó là một sự lầm tưởng quá lớn. Sống ảo làm bạn tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa, không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại. Vậy nên chúng ta cần phải biết cân bằng cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động ben ngoài để giảm thiếu việc sống ảo hàng ngày.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là phương thức nghị luận.

 câu 2 Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu ghép. Vì có nhiều hơn 2 cụm C – V và không bao chứa nhau:

Chúng ta (C) gặp nhau qua YM, tin nhắn (V), chúng ta (C) đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày (V), chúng ta (C) những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời (V).

câu 3 câu nghi vấn, Có phải vậy chăng?      câu cầu khiến               Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! ”.

Dụng ý của tác giả khi sử dụng những câu   đó là hãy bỏ chiếc đt xuống quan tâm chia sỉa vs nhau nhiều hơn

câu 4

 status Facebook chat email,post


Câu 5:qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều  Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!" hãy biết quan tâm chia sẻ với nhau tránh lạm dụng công nghệ điện tử để có 1 cuộc sống hạnh phúc 

Câu 6  Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội.Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều.Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo,...Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui có chuyện gì cũng đăng lên facebook đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đám đông trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín. Nguyên nhân muốn thể hiện, khoe khoang bản thân muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân .Tác hại tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại.Mất tập trung vào học tập, công việc có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực  Biện pháp khắc phục sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực.Nóm tóm lại Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước