Nhân loại tỉnh thức Nhân loại cuồng say tạo dựng, săn lùng và tàn phá Nhân loại thức công nghiệp Nhân loại thức điện tử Nhân loại thức bay ra ngoài trái đất Nhân loại thức không bao giờ ngủ được nữa Nhưng ở núi rừng này có một nhân loại ngủ Muôn đời nay - giấc ngủ màu xanh giấc ngủ núi đồi Giấc ngủ chơi đàn thổi sáo Giấc ngủ hát, giấc ngủ bớm bay Giấc ngủ quả chín Giấc ngủ làm nương phát rẫy Giấc ngủ vác nước thượng nguồn về dựng nhà gác Giấc ngủ nhóm lửa đồ xôi Giấc ngủ uống rượu thay nước, đánh chiêng rung chuyển cây rừng Giấc ngủ không ăn thịt con thú mang thai, không bẻ ngọn cây đang mọc Giấc ngủ không mang hòn đá núi này sang núi khác Giấc ngủ nhảy múa và mang thai những dòng thác Giấc ngủ không bao giờ thức Trước nhân loại không thể ngủ được nữa. 1. Những đối tượng trữ tình nào được nhắc đến trong đoạn thơ? 2. Em hiểu “nhân loại ngủ” mà t/giả nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Tại sao họ lại được gọi là “nhân loại ngủ”? 3. Có điều khác biệt nào giữa những đối tượng được nhắc đến trong đoạn thơ? 4. Đoạn thơ đề cập đến vấn đề nào của c/s hiện đại?

1 câu trả lời

Để thể hiện sự mơ hồ, huyễn hoặc của thế giới tâm linh, các tác giả thường xây dựng không gian giấc mơ. Mai Văn Phấn thể hiện niềm tin đặc biệt vào sự ban phát của giấc mơ như một vị cứu tinh: Như bao muông thú/ Tôi lớn bằng giấc mơ/ Của ánh bình minh/ Của cơn mưa/ Bầy sao sa/ Trái đất/…/ Bình minh vắt ngang ngực/ lúc tôi bắt đầu hành thiền (Tĩnh lặng). Không gian giấc mơ được nhà thơ phát huy một cách cao độ trong tưởng tượng, giả định. Đó là những câu chuyện phi logic, hoang tưởng từ Chỉ là giấc mơ, Kể lại giấc mơ đến Giấc mơ vô tận. Dương Kiều Minh thì xây dựng không gian chập chờn giữa thực và ảo, ở đó những hình ảnh, mảng màu được gọi về từ cõi tâm linh. Trong không gian giấc mơ huyền ảo ấy “anh” thấy mình nhảy nhót như con thú hoang: Trong giấc mơ có anh/ Bên em không hề biết/ Anh xoài mình khắp những tán cây/ Con dốc ven hồ/ Vạt hoa trinh nữ/ Con thú hoang nhảy nhót trong mơ (Em đừng thức giấc). Trong thơ Dương Kiều Minh ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, giữa mơ và thực rất mong manh, là sự hòa trộn hiện thực và kí ức. Kết cấu đồng hiện, liên tưởng đa tuyến là kết cấu chủ đạo. Trí tưởng tượng và những giấc mơ cũng tràn ngập trong thơ Nguyễn Quang Thiều (Trong giấc ngủ muộn, Nhịp điệu châu thổ mới, Âm nhạc...), trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên (Giấc mơ, Giữa khuya có một giấc mơ, Ngủ mơ)…
Miền tâm linh, vô thức trong thơ hiện nay là sự tiếp nối mạch thơ mở ra từ sau Đổi mới nhưng thể hiện một cách sâu sắc hơn. Có thể nói, khi đi vào thế giới tâm linh thơ càng có giá trị nhân bản.
Trên đây là những “nét lớn”, cơ bản nhất của diện mạo thơ Việt đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh những nét lớn, việc đi sâu tìm hiểu những “nét nhỏ” nhằm cụ thể hóa, tường minh hóa diện mạo thơ Việt trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỉ XXI cũng là điều rất cần thiết vì đây là quãng thời gian đủ dài cho công việc tổng kết. Tuy nhiên đó sẽ là nội dung của nhiều bai viết khac

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước