Bài 3: Đọc khổ thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về “Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy nghe” Những con cá tươi ngon thân bạc trắng (Tế Hanh, Quê hương) Cho biết câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là lời của ai? Giữa những câu thơ tả niềm vui và thắng lợi, câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì? Bài 4: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” ( Tế Hanh, Quê hương) a) Từ “nghe” trong câu thơ trên không được dùng theo nghĩa “tiếp nhận âm thanh bằng tai” mà là “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Viết như vậy gợi cho em cảm nhận gì về con thuyền? b) Em thử hình dung rồi ghi lại cảm nhận của mình về hình ảnh con thuyền sau mỗi chuyến đi từ 3-5 câu văn.

2 câu trả lời

bài 3

Câu "nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe" là lời tác giả thuật lại trong suy nghĩ của những người dân chài.
Câu thơ trên mang một giọng điệu vui tươi ở các từ :"ồn ào, tấp nập". Người đọc như thực sự hòa mình với không khí ấy, nghe những lời cảm tạ chân thành tới đất, trời đã làm cho sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về với cá đầy ghe. Hiểu được điều ấy, ta càng trân trọng trời đất biết bao

bài 4

a) Ở câu thơ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ", tác giả đã nhân hóa con thuyền qua từ "nghe", giúp người đọc cảm nhận được con thuyền như cơ thể sống, nhận biết được chất muối đang ngấm dần vào da thịt mình, và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm bao nhiêu nó chỉ càng dày dạn lên bấy nhiêu. Bên cạnh đó, trong câu thơ trên, tác giả còn sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, chữ "nghe" xuất hiện mang theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị, thính giác hóa thành xúc giác. Cả thuyền và người đã trở về nghỉ ngơi mà hồn biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ. Từ đó, ta có thể thấy tác giả miêu tả con thuyền cũng chính là để nói về hình ảnh con người – những người dân chài lưới vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống.

b)Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó làm cho thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

~ Chúc bn học tốt ~

Câu 3 :

-Câu "nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe" là lời tác giả thuật lại trong suy nghĩ của những người dân chài.
-Câu thơ trên mang một giọng điệu vui tươi ở các từ :"ồn ào, tấp nập". Người đọc như thực sự hòa mình với không khí ấy, nghe những lời cảm tạ chân thành tới đất, trời đã làm cho sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về với cá đầy ghe. Hiểu được điều ấy, ta càng trân trọng trời đất biết bao!

Câu 4 :

a) Từ “nghe” trong câu thơ trên không được dùng theo nghĩa “tiếp nhận âm thanh bằng tai” mà là “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.Viết như vậy gợi cho em cảm nhận về con thuyền được nhân hóa nằm nhủ sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi .

b) Vậy là những chiếc thuyền sau chuyến ra khơi của làng tôi đã trở về với những chú cá , chú tôm .  Sau chuyến ra khơi vất vả nó mệt mỏi nằm im trên bến , lặng lẽ cảm nhận vị mặm mòi của biển ngấm vào trong xương tủy . Một ssos bộ phận của thuyền đã bị hỏng cần phải sửa lại ....

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước