• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất khái niệm luận điểm? Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận Là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận Là những tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận Cả A, B, C đều sai Câu 2: Nhận xét nào đúng khi nói về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận? Luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận không liên quan gì đến nhau. Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề. Vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận chỉ là một phần nhỏ của luận điểm Cả A, B, C đều sai Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất khi nói về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các luận điểm tách rời nhau độc lập không có quan hệ gì với nhau. Các luận điểm vừa liên kết chặt chẽ lại vừa có sự phân biệt với nhau. Chúng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận. Các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, chúng được sắp xếp tùy theo ý người viết. Câu 4: Ý nghĩa của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì ? Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm. Trình bày luận điểm sinh động, hấp dẫn. Gồm cả A, B, C Câu 5: Đối với đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề thường đặt ở vị trí nào ? Bất cứ vị trí nào Đầu đoạn văn Giữa đoạn văn Cuối đoạn văn Câu 6: Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề thường đặt ở vị trí nào ? Bất cứ vị trí nào Đầu đoạn văn Giữa đoạn văn Cuối đoạn văn Câu 7: Lập luận là gì ? Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Đoạn văn sau được triển khai theo cách nào?“Muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chăm chỉ, tự giác. Vì hiện nay lượng kiến thức nhiều, nếu chúng ta không thường xuyên học bài và làm bài tập sẽ không nắm được lý thuyết và các kỹ năng thực hành (...) Các bạn phải thấy việc tự giác học là một thú vui, cảm thấy sung sướng khi giải được một bài toán khó, khi viết được bài văn hay thì lúc đó học mới có hiệu quả.” Diễn dịch Quy nạp Song hành Tổng phân hợp Câu 9: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn sau: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền. Cả một xã hội chạy theo tiền. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông. Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Câu 10: Đoạn văn trích ở câu 9 trình bày luận điểm gì ? Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vô nhân đạo. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội bất công. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội chạy theo đồng tiền. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vùi dập nhân tài.

2 đáp án
22 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi. Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi. (Http://santruyen.com/hat-giong-tam-hon-chuong-60-tinh-mau-tu) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.(0,5 điểm) Câu 2: Câu văn sử dụng biện pháp tu từ nào? (0,5 điểm) “Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt.” Câu 3: Nội dung của đoạn trích? (1,0 điểm). Câu 4: Nêu nhận xét về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích trên từ 3-5 dòng.( 1,0 điểm).

2 đáp án
27 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem