Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ( Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 17) a. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? b. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ. c. Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì? d. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ ”Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? đ. Nêu nội dung của khổ thơ trên ? Câu 2: Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Câu 3: Qua bài thơ “Quê hương”, em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?

2 câu trả lời

Câu 1:

A:Khổ thê trên được trích trong bài thơ Quê Hương. Tác giả của bài thơ đó là Tế Hanh.

B: 

Câu  1:

a.      Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? Quê hương, Tế Hanh. b.     Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ.Viết năm 1939 khi nhà thơ đang ở Huế,

c.      Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?

Thể thơ tám chữ  

d. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Biện pháp tu từ nhân  hóa “thuyền im bến mỏi trở về nằm”

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; hình ảnh con thuyền chân thực, sinh động sau một ngày lao động vất vả; thấy được sự trân trọng của nhà thơ với con thuyền, với người lao động trên quê hương.  

đ. Nêu nội dung của khổ thơ trên ?

Vẻ đẹp của người dân chài lưới và con thuyền sau một ngày lao động vất vả.

Câu 2: Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

_ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

_ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; hình ảnh con thuyền ra khơi hiện lên chân thực, sinh động, đẹp đẽ; ta thấy đươc tình yêu, sự tự hào, trân trọng, ngợi ca với quê hương mà nhà thơ gửi gắm qua hình ảnh con thuyền.

Câu 3: Qua bài thơ “Quê hương”, em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?

Tình cảm của Tế Hanh là tự hào, yêu thương, trân trọng và ngợi ca, gắn bó với quê hương mình.