• Lớp 8
  • Địa Lý
  • Mới nhất
1 đáp án
0 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem

Câu 1. Hai con sông lớn nhất của Đông Nam Á là A. Hồng Hà, Mê Công. B. Mê Công, Xa-lu-en C. Mê Nam, I-ra-oa-đi. D. Mê Nam, Hồng Hà Câu 2: Phần đất liền Đông Nam Á có tên là A. Bán đảo Ấn Độ. B. Bán đảo Đông Dương. C. Bán đảo Trung Ấn. D. Bán đảo Mã-lai Câu 3: Đông Nam Á là cầu nối của hai đại dương nào? A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Câu 4: Đông Nam Á là cầu nối của hai châu lục nào? A. Châu Á và châu Phi. B. Châu Á và châu Âu. C. Châu Á và châu Mĩ. D. Châu Á và Châu Đại Dương. Câu 5: Các dải núi ở bán đảo Trung Ấn có hướng chủ yếu là A. bắc- nam và tây bắc-đông nam. B. Tây-đông và bắc- nam. C. Tây – đông hoặc gần tây-đông. D. Bắc- nam hoặc gần bắc-nam Câu 6: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là A. Ơ-rô-pê-ô-it. B. Nê-gro-it. C. Ô-xtra-lô-it. D. Môn-gô-lô-it Câu 7: Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia A. 9. B. 10. C. 11. D. 12 Câu 8: Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu những thiên tai nào? A. Bão tuyết. B. Động đất, núi lửa. C. Lốc xoáy D. Hạn hán kéo dài. Câu 9: Đông Nam Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào? A. Khí hậu gió mùa B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải C. Khí hậu lục địa. D. Khí hậu núi cao Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á A. Địa hình. B. Gió mùa. C. Giáp biển. D. Dòng biển Câu 11: Đông Nam Á chịu thiên tai nào? A. Bão tuyết. B. Hạn hán kéo dài. C. Lốc xoáy. D. Bão nhiệt đới Câu 12: Cảnh quan chủ yếu của Đông Nam Á A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. B. Rừng lá kim C. Xavan cây bụi. D. Hoang mạc và bán hoang mạc Câu 13: Đảo nào lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới? A. Xu-ma-tơ-ra. B. Gia-va. C. Ca-li-man-tan. D. Xu-la-vê-di Câu 14: Biển nào sau đây không nằm trong khu vực Đông Nam Á? A. Biển Đông. B. Biển A-rap. C. Biển Gia-va. D. Biển Xu-lu. Câu 15: Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á? A. Bru-nây. B. Lào. C. Đông-Ti-mo. D. Xin-ga-po. Câu 16: Khu vực Đông Nam Á là một trong số những nơi có nhiều đảo nhất trên thế giới là do A. nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo. B. nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương. C. do ảnh hưởng của hoạt động tạo núi Himalaya. D. do mực nước biển hạ thấp nhấn chìm nhiều vùng đất. Câu 17: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của phần đất liền Đông Nam Á? A. các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. B. phần lớn có khí hậu xích đạo C. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sông. D. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ Câu 18: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì A. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản. B. là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc. C. nền kinh tế phát triển mạnh và đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai châu lục Câu 19: Gió mùa Tây Nam của khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ A. áp cao Iran. B. áp cao cận chí tuyến bắc bán cầu. C. áp cao cận chí tuyến nam bán cầu. D. áp cao tây Thái Bình Dương. Câu 20: Hướng gió mùa thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á vào thời kì mùa hạ là? A. Đông Nam. B. Đông Bắc. C. Tây Nam. D. Tây Bắc

2 đáp án
5 lượt xem

Câu 83: Vật nuôi nào sau đây được nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu khô hạn của châu Á? A. dê, cừu. B. trâu, bò. C. lợn, gà. D. lợn, vịt. Câu 84: Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu ẩm ướt của châu Á là A. dê, cừu. B. trâu, lợn, gia cầm. C. lợn, cừu. D. ngựa, bò. Câu 85: Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây? A. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. B. Trung Quố c, Việt Nam, Mi-an-ma. C. Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia. D. Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia. Câu 86: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ? A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Điện tử - tin học. C. Chế biến lương thực, thực phẩm. D. Khai thác và chế biến khoáng sản. Câu 87: Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là A. công nghiệp khai khoáng. B. công nghiệp luyện kim. C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp điện tử. Câu 88: Công nghiệp sản xuất xuất hàng tiêu dùng phát triển ở các quốc gia, khu vực nào sau đây? A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. B. Khu vực Tây Nam Á. C. Hầu hết các quốc gia. D. Khu vực Đông Nam Á. Câu 89: Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh là A. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc. B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. C. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Câu 90. Nguyên nhân nào sau đây đã làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á đang có xu hướng giảm mạnh? A. Tỉ lệ tử vong của trẻ em ở nhiều nước tăng cao. B. Có những luồng di dân lớn sang các châu lục khác. C. Số người trong độ tuổi sinh đẻ ở các nước giảm nhanh. D. Thực hiện tốt chính sách dân số ở những nước đông dân.

2 đáp án
4 lượt xem

1. Nêu đặc điểm dân số Đông Nam Á. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội khu vực? 2.Kể tên các nước và thủ đô từng nước ở khu vực Đông Nam Á. 3. Nêu những nét tương đồng của các nước Đông Nam Á. Sự tương đồng có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình hợp tác giữa các nước? 4.Vì sao nói: kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc? 5.ASEAN được thành lập vào thời gian nào? Nêu mục tiêu và nguyên tắc ra nhập? 6. Kể tên các quốc gai thành viên của ASEAN. Việt Nam ra nhập ASEAN khi nào? Ra nhập ASEAN nước ta có thuận lợi và gặp phải những thách thức gì? 7. Nêu những đặc điểm chung của biển Việt Nam? 8.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày vị trí địa lí và giới hạn của nước ta. Vị trí địa lí có ý nghĩa ở những mặt nào? + Nêu đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta. + Tính chất nhiệt đới gió mùa của vùng biển nước ta thể hiện qua những đặc điểm nào? + Nêu đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta. Vì sao cần khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lí, tiết kiệm? + Địa hình nước ta có những đặc điểm nào? + Kể tên các khu vực địa hình và những nét khái quát của từng khu vực - Bài tập: 2 sgk/ 57; Bài tập: 3 sgk/ 61 MIK ĐANG CẦN GẤP , CẢM ƠN Ạ

1 đáp án
3 lượt xem

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, trang 18 hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta ? A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %) A. 27,4 và 72,6. B. 72,6 và 27,4 C. 28,1 và 71,9 D. 71,9 và 28,1. Câu 33. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, cho biết những tỉnh nào sau đây nhiều nơi có mật độ dân số từ 1001 - 2000 người/km2? A. Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Giang. B. Nghệ An, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. C. Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên. D. Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Long. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ? A.Tây Trang. B. Xa Mát. C. Lao Bảo. D. Cầu Treo Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng? A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Hà Nội D. Nam Định Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây công nghiệp nào dưới đây không thuộc Đông Nam Bộ? A. Cao su. B. Chè. C. Cà phê. D. Điều. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007? A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần. B. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 3 lần. C. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lần. D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 5 lần. Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa. B. Nghệ An C. Hà Tĩnh D. Quảng Bình Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng than? A. Na Dương. B. Uông Bí. C. Bà Rịa. D. Ninh Bình.

2 đáp án
4 lượt xem

Câu 21: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình nhỏ nhất của sông Hồng (trạm Hà Nội) vào tháng nào? A. Tháng 2. B. Tháng 3 C. Tháng 4 D.Tháng 5. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ C. Đông Bắc Bộ D. Tây Nguyên Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tháng nào có bão mạnh nhất nước ta? A. Tháng 8 B. Tháng 9 C. Tháng 10 D. Tháng 11 Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Lạng Sơn so với Nha Trang? A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đồng bằng nào có tỉ lệ diện tích đất phù sa sông lớn nhất? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ Câu 26. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố? A. thành vành đai ở khu vực ven biển B. chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và U Minh. C. rải rác khắp đồng bằng D. dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết phần lớn diện tích đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng nào sau đây? A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Miền Trung Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và kiến thức đã học, hãy cho biết rừng ôn đới núi cao chỉ có ở dãy núi nào? A. Hoàng Liên Sơn. B. Trường Sơn C. Pu Đen Đinh D. Pu Sam Sao Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 18, cho biết vườn quốc nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Cát Bà. B. Xuân Thủy. C. Ba Vì. D. Ba Bể. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta? A. Hà Nội, Hải Phòng B. Hà Nội, Đà Nẵng. C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2 đáp án
4 lượt xem

Câu 11: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết cao nguyên nào sau đây nằm kề với sông Đà? A. Sơn La. B. Pleiku C. Kon Tum D. Lâm Viên Câu 12. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, ở miền núi phía Bắc nước ta có sơn nguyên nào sau đây? A. Mộc Châu. B. Đồng Văn C. Sín Chải. D. Sơn La Câu 13. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng vòng cung? A. Sông Gâm B. Ngân Sơn. C. Bắc Sơn D. Hoàng Liên Sơn. Câu 14. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy núi nào sau đây dài nhất nước ta? A. Trường Sơn. B. Hoàng Liên Sơn. C. Pu Sam Sao. D. Pu Đen Đinh. Câu 15. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 và kiến thức đã học ta thấy địa hình nước ta chủ yếu là? A. núi cao. B. đồng bằng. C. cao nguyên D. đồi núi thấp. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết crôm có ở nơi nào sau đây? A. Cổ Định. B. Quỳ Châu. C. Thạch Khê. D. Tiền Hải Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có khí tự nhiên? A. Tiền Hải. B. Rạng Đông C. Bạch Hổ. D. Kiên Lương Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây? A. Quỳ Châu B. Thạch Khê. C. Lệ Thủy. D. Phú Vang Câu 19: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? A. Sông Hồng. B. Sông Cả. C. Sông Đồng Nai D. Sông Thái Bình Câu 20: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất? A. Sông Hồng. B. Sông Thu Bồn C. Sông Đồng Nai D. Sông Thái Bình

2 đáp án
3 lượt xem

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây? A. Điện Biên. B. Hà Giang C. Cao Bằng D. Lào Cai Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? A. Ninh Bình. B. Đồng Nai. C. Đồng Tháp D. Hà Nam. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển? A. Ninh Bình. B. Vĩnh Long. C. Tiền Giang D. Nam Định Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết những quốc gia nào sau đây tiếp giáp với nước ta trên đất liền? A. Trung Quốc, Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan. C. Trung Quốc, Campuchia, Mianma. D. Lào, Campuchia, Thái Lan. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào? A. Quảng Ninh B. Sơn La. C. Lào Cai. D. Lạng Sơn. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển? A. An Giang. B. Kiên Giang C. Đồng Tháp D. Cà Mau. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố vừa giáp biển, vừa giáp Lào? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng C. Quảng Nam D. Bà Rịa-Vũng Tàu Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết các thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây của nước ta tiếp giáp Biển Đông? A. Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đảo nào sau đây thuộc tỉnh Kiên Giang? A. Lý Sơn. B. Phú Quý C. Phú Quốc D. Cồn Cỏ

2 đáp án
3 lượt xem

Câu 21: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.

B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.

D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.

Câu 22: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á?

A. Châu Á có nhiều núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 23: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.

Câu 24: Nam Á và Đông Nam Á có kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Gió mùa nhiệt đới. B. Gió mùa cận nhiệt và ôn đới.

C. Cận nhiệt Địa Trung Hải. D. Nhiệt đới khô.

Câu 25: Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới phân bố ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Á. B. Đông Á. C. Nam Á. D. Đông Nam Á.

Câu 26: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu

A. Bắc Á, Trung Á. B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 27: Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu của châu Á

A. Bắc Á, Trung Á. B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Trung Á. D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 28. Đới khí hậu nào sau đây ở châu Á không phân thành các kiểu khí hậu?

A. Đới khí hậu ôn đới. B. Đới khí cực và cận cực.

C. Đới khí hậu nhiệt đới. D. Đới khí hậu cận nhiệt đới.

Câu 29: Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ

A. Vùng núi Tây Nam Á. B. Vùng núi Bắc Á.

C. Vùng núi trung tâm Châu Á. D. Vùng núi Đông Nam Á.

Câu 30: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?

A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na B. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.

C. Sông Ô-bi. D. Tất cả đều sai.

Câu 31: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?

A. Sông Hằng. B. Sông Trường Giang. C. Sông Mê Công. D. Sông Hoàng Hà.

Câu 32: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

A. Bắc Á. B. Đông Á. C. Đông Nam Á và Nam Á. D. Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 33: Các sông ở Bắc Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông dày đặc. B. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.

C. Sông đóng băng vào mùa đông. D. chế độ nước điều hòa.

Câu 34: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?

A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông.

Câu 35: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là

A. cung cấp nước cho sản xuất. B. nuôi trồng thủy sản.

C. giao thông và thủy điện. D. du lịch.

Câu 36: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á là vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông.

Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Á?

A. Mạng lưới thưa thớt. B. Sông chảy từ Nam lên Bắc.

C. Mùa đông, các sông bị đóng băng. D. Mùa xuân gây lũ lụt.

Câu 38: Sông ngòi ở khu vực Đông Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. mạng lưới thưa thớt. B. Nguồn cung cấp nước là do băng tan.

C. không có nhiều sông lớn. D. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn.

Câu 39: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào?

A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông.

Câu 40: Tại sao vào mùa xuân, các sông ở vùng Bắc Á có lượng nước rất lớn?

A. Do nước mưa. B. Do băng tuyết tan.

C. Do nguồn nước ngầm dồi dào. D. Do nguồn nước ở các hồ cung cấp.

2 đáp án
2 lượt xem

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

​A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Trung Á. D. Nam Á.

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới. B. Cận nhiệt đới. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu nam Cực.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là

A. 8.200km B. 8.500km C. 9.000km D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới. D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy qua đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà.

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a. B. Côn Luân. C. Thiên Sơn. D. Cap-ca.

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ đất liền mở rộng nhất là

A. 8.500km. B. 9.000km. C. 9.200km. D. 9.500km.

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa. B. Ven biển. C. Ven các đại dương. D. Phía đông lục địa.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 14: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo B. Do lãnh thổ rất rộng.

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Những khoáng sản nào sau đây không có nhiều ở châu Á ?

A. Dầu mỏ, khí đốt. C. Crôm, đồng, thiếc. B. Than, sắt. D. Kim cương, U-ra-ni-um.

Câu 17: Hãy cho biết ở châu Á, đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau nhất ?

A. Đới khí hậu cận nhiệt. B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 19: Kiểu khí hậu nào sau đây không phải là kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?

A. khí hậu nhiệt đới lục địa. B. khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. khí hậu ôn đới lục địa D. Khí hậu cực và cận cực.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các bạn ơi cứu mình với huhu

2 đáp án
8 lượt xem