Giúp mik bài này vs mn!!! -Nêu những hiểu biết của em về: +Tác giả Nguyễn Trãi +Hoàn cảnh sáng tác, thể loại của “Bình Ngô đại cáo” +Bố cục của văn bản “nước Đại Việt ta” +Giải thích ý nghĩa nhan đề “Bình Ngô đại cáo”

2 câu trả lời

* Những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi: 

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

- Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và cả bên ngoại đều có truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo. 

- Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm các thể loại về chữ Hán và chữ Nôm. 

* Hoàn cảnh ra đời, thể loại: 

- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô. 

- Đại cáo Bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một Bản Tuyên ngôn độc lập, được công bố vào tháng chạp, năm Đinh Mùi (đầu năm 1428). 

- Tác phẩm Đại cáo Bình Ngô thuộc thể loại văn chính sự. 

* Văn bản Nước Đại Việt ta: 

- Bố cục được chia thành 3 phần chính gồm: 

+ Phần 1 (2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (8 câu tiếp theo): Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước.

+ Phần 3 (6 câu cuối): Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc. 

* Ý nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo: 

- Bình: dẹp yên

- Ngô: ý chỉ quân Minh

- đại: trọng đại

- cáo: thể văn cổ, dùng để tổng kết chiến tranh, tuyên bố những vấn đề quan trọng. 

-= Bình Ngô đại cáo là Bài cáo tuyên bố rộng khắp cho toàn dân biết về việc đã dẹp yên giặc Minh. 

Hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi:

 Nguyễn Trãi ( 1380-1442), hiệu là Ức Trai

- Quê quán: làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ)

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   + Ông là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam

   + Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, có công lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc thế kỉ XV

   + Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, ông để lại cho đời sau một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự nghiệp văn học.

   + Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập...

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết.

Hoàn cảnh sáng tác, thể loại của ''Bình Ngô đại cáo ''

1. Hoàn cảnh ra đời

- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

- Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)

2. Thể cáo

- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

- Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

- Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Bố cục của văn bản ''Nước Đại Việt Ta''

- Phần 1 ( 2 câu đầu): Tư tưởng nhân nghĩa.

- Phần 2 (8 câu tiếp): Nêu chân lí độc lập dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Trình bày kết quả.

Giải thk ý nghĩa, nhan đề của Bình Ngô đại cáo

Đại cáo bình Ngô là dịch 4 chữ Hán : Bình Ngô Đại Cáo , tác phẩm Do Nguyễn Trãi viết lấy danh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ . Nhan đề có ý nghĩa sau:
- Đại : lớn.
- Cáo : báo cáo .
- Bình : dẹp yên giặc , bình định xong .
- Ngô : Giặc Ngô ( Nhà Minh Trung Quốc ).
Vậy Đại Cáo Bình Ngô là Bản cáo lớn gởi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán Văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu , trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc Khởi Nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ .

#Chúc bạn hok tốt!!