Lí Thái Tổ đã đưa ra những lý lẽ nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là " Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"? Thực tiễn lịch sử gần 1 nghìn năm của đất nước có đúng như điều tiên đoán và khẳng định của tác giả Chiếu dời đô không?

2 câu trả lời

- Lí Thái Tổ đã đưa ra những lý lẽ nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là " Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"

+ Vị trí thành Đại La: “Huống gì Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi”.

+ Kết thúc bài chiếu Lý Công Uẩn đưa ra câu hỏi để tham khảo ý kiến của bề tôi, của nhân dân “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. 

- Thực tiễn lịch sử gần 1 nghìn năm của đất nước đúng như điều tiên đoán và khẳng định của tác giả Chiếu dời đô:

+ Đất nước ta đã giành chiến thắng trước nhiều thế lực hùng mạnh: Tống, Mông - Nguyên, Pháp, Mĩ.

=> Ta đã giữ yên được bờ cõi

+ Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì chuyển mình đi lên xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. Thu nhiều nhiều thành tích đáng kể nhưng cạnh đó cũng có nhiều thất bại, khó khăn.

=> Đòi hỏi nhân dân cũng các cơ quan lãnh đạo phải nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức.

Cách 1 :

Lí Thái Tổ đã đưa ra những lý lẽ  để khẳng định thành Đại La xứng đáng là " Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời" : (Hình ảnh )

Cách 2 :

Bài chiếu khẳng định thành Đại La xứng đáng là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, bởi vì:

+ Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”.

+ Về địa thế: “ Rộng mà bằng”, “ đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập lụt.

+ Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “ Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “ Muôn vật cũng rất mực phong phú tối tươi”.

Thực tiên lịch sử gần một nghìn năm qua đã cho thấy sự tiên đoán và khẳng định của vua Lí Thái Tổ về kinh đô Thăng Long là hoàn toàn đúng đắn. Thăng Long được chọn làm kinh đô của hầu hết các triều đại từ Lí, Trần, Hậu Lê, Mạc. Chỉ có triều Tây Sơn và triều Nguyễn chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Suốt nhiều thế kỉ ở thời kì phát triển, hưng thịnh của đất nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long thực sự là nơi tụ hội và tiêu biểu cho các giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần của đất nước, là nơi “Lắng hồn núi sông” (Nguyễn Đình Thi), cũng là một đô thị sầm uất, đứng hàng đầu trong các đô thị nước ta thời phong kiến: “ Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Con người “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” ( ca dao). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tiếp đó là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.