Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.  (Ngữ Văn 8 - tập hai, trang 76) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Câu Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì? Câu 4: Hiện nay, việc một số người “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi”.Vậy, theo em lối học đó có phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta hay không? Vì sao?

2 câu trả lời

C4. 

- Việc học hình thức hòng cầu danh lợi hiện nay vẫn còn diễn ra, nhưng xã hội phát triển thì việc học này sẽ không còn phu hợp nữa. Vì khi thời đại công nghệ thông tin, thời đại 4.0 phát triển thì con người cần phải học đi đôi với hành. Cần những người có tài năng chứ không cần bằng cấp quá nhiều vì không đem lại kết quả gì cả. Vậy nên học thật, làm thật thì mới là điều cần thiết hiện nay.

Câu 1:

- Tác phẩm "Bàn về phép học"

- Tác giả: Nguyễn Thiếp

Câu 2:

- Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" thuộc kiểu câu rút gọn.

Câu 3:

- Trong đoạn văn trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái sau:

+ Lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. 

- Tác hại của lối học ấy là:

+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót.

+ Nước mất, nhà tan

Câu 4:

- Theo em, lối học đó không phù hợp trong xã hội đang phát triển như nước ta.

- Bởi vì:

+ Đây là lối học lệch lạc, không phù hợp

+ Lối học này sẽ gây ra rất nhiều tác hại

+ Lối học này không mang lại những lợi ích tốt đẹp cho sự phát triển của quốc gia