Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" Ai giúp mình câu này với!!

2 câu trả lời

+) Bien phep tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
+) Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu... Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đờ

Cấu trúc đối của hai câu chữ Hán đã làm nổi bật tính cách song phương mãnh liệt của cả người và trăng. Không chỉ vậy, việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa còn đem lại giá trị cao, đã cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu. Hai câu thơ còn cho ta thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ ấy. Trong này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn đến say người. Ở giữa hai thế giới đối cực nhau như vậy nhưng những tâm hồn tri âm, tri kỉ vẫn tìm đến với nhau.

Biện pháp tu từ:

- điệp từ “ ngắm”: -> tác dụng: nhấn mạnh hành động của cả hai chủ thể đối với nahu, thể hiện được sự giao thoa của hai con người. 

- nhân hóa: "Trăng nhòm” 

-> Tác dụng: Trăng được nhân hóa như con người đã cho thấy sụ gắn bó, thân thiết, trở thành tri kỉ với con người của trăng