• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già. Cô nói: “Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!” Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường. Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và anh nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên. Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và mất. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và anh đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên. Chàng trai này hỏi cô rằng: “Ông ấy là ai vậy? Tên là gì?”. Cô y tá ngạc nhiên: “Tôi tưởng ông ta là cha anh?”. Chàng thanh niên trả lời: “Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây.” Cô y tá kêu lên: “Ồ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!” Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!” (Theo Hạt giống tâm hồn) a. Dựa vào văn bản trên em hãy cho biết chàng thanh niên đã làm gì để an ủi trước khi ông lão mất ? (1.0 điểm) b. Tìm và cho biết tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh được sử dụng trong văn bản trên ? (1.0 điểm) c. Em hãy xác định nội dung của văn bản trên. (1.0 điểm) d. Từ đó, em hãy rút ra thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc. (1.0 điểm)

1 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem

Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm) d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)

2 đáp án
13 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: (1) Ở top 10, các thí sinh xuất hiện trên sân khấu trong cùng một mẫu váy, thuyết trình về thông điệp ngừng chiến tranh và bạo lực. Thuỳ Tiên thi cuối cùng theo thứ tự alphabet. Phần thi này, Thuỳ Tiên đã dõng dạc trả lời bằng tiếng Anh lẫn tiếng Thái tạm dịch: “Hoà bình giống như bầu không khí xung quanh chúng ta. Chúng ta sống với nó mỗi ngày, nghĩ về nó mỗi ngày nhưng đôi khi lại không nghĩ đến việc mình có trách nhiệm phải bảo vệ nền hoà bình. Chúng ta phải đứng lên đấu tranh cho tình yêu và hoà bình. Việc không sống cùng bố mẹ đã dạy tôi tầm quan trọng của tình yêu. Ngày hôm nay tôi đứng ở đây để sát cánh với những ai cảm thấy mình bị bỏ rơi và cả những ai lan toả sự đau đớn cho người khác. Hãy để tình yêu và sự cảm thông trỗi dậy trong bạn để chiến tranh và bạo lực không còn xảy ra nữa”. (2) Với sự tự tin toả sáng, Thuỳ Tiên đã bước vào top 5 cùng các người đẹp đến từ Puerto Rico, Ecuador, Brazil, South Africa. Đứng trước câu hỏi: “Nếu muốn giải quyết các vấn đề quốc tế về nhân quyền kinh tế thì sẽ chọn ai để nói?”, Thuỳ Tiên đã trả lời: “Nếu có cơ hội được ngỏ lời với người mà tôi ngưỡng mộ, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người đã sáng chế ra vaccine Astra vì cô ấy không cần tới số tiền thưởng dành cho bằng sáng chế. Tôi muốn nói với cô ấy rằng tôi cảm thấy vô cùng biết ơn. Đôi khi chúng ta làm việc tốt mà không cần tới sự ghi công.” (Nguồn Internet) a) Trình bày nội dung của văn bản. Cho biết văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? (1,5 điểm) b) Nêu công dụng của dấu ngoặc kép xuất hiện trong đoạn văn thứ nhất. (1,0 điểm) c) Trước câu hỏi: “Nếu muốn giải quyết các vấn đề quốc tế về nhân quyền kinh tế thì sẽ chọn ai để nói?”, Thuỳ tiên đã trả lời như thế nào? (1,0 điểm) d) Phần cuối câu trả lời của Thuỳ Tiên: “… Đôi khi chúng ta làm việc tốt mà không cần tới sự ghi công” gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn (từ 5 – 7 dòng) chia sẻ suy nghĩ của bản thân. (1,5 điểm) GIÚP EM CÂU A VÀ D THÔI Ạ

1 đáp án
14 lượt xem

Gấp gấppp 12. Từ “cơ mà”trong câu sau :“Trưa nay các em được về nhà cơ mà.” thuộc từ loại nào? * a.Trợ từ b.Tình thái từ c.Thán từ d. Quan hệ từ 13. Dòng nào nói đúng nhất về câu ghép? * a. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên. b. Câu ghép là câu chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt. c. Câu ghép là câu có hai kết cấu chủ vị trở lên,chúng bao chứa lẫn nhau. d. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. 14. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? * a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. b. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. c. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. d. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 15. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? * a. Vì anh hay hút thuốc lá nên sức khỏe của anh không được tốt. b. Bao bì ni lông không những ảnh hưởng đến môi trường mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. c. Chúng ta càng xả thải nhiều bao ni lông ra môi trường, môi trường càng bị ô nhiễm. d. Vì ô nhiễm, môi trường đang bị hủy hoại. 16. Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả nào? * a. Nguyễn Khắc Viện b. O. Hen- ri c. An- đéc- xen d. Xéc- van- tét 17. Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của tác giả nào? * a. Nguyễn Khắc Viện b. O. Hen- ri c. An- đéc- xen d. Xéc- van- tét 18. Dấu ngoặc đơn dùng để: * a. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) b. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. d. Đánh dấu tên tác phẩm. 19. Ý nào nói không đúng công dụng của dấu ngoặc kép? * a. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. c. Đánh dấu tên tác phẩm, tập san ... được dẫn. d. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. 20. Ý nào nói không đúng công dụng của dấu hai chấm? * a. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. b. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. c. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

1 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem