Xác định, phân tích cấu tạo ngữ pháp câu ghép và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó: a. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.. Một hôm tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. ___________ làm đầy đủ + chi tiết (không cần chi tiết lắm đâu).

2 câu trả lời

`a,` Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.. Một hôm tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.

`->` Câu ghép: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.

`->` Phân tích:

Hắn/ làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão/ lương thiện quá.

`@` CN`1.` Hắn

`@` VN`1.` làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc

`@` CN`2.` lão

`@` VN`2.` lương thiện quá

`->` Hai vế được nối với nhau bằng từ: bởi vì

`->` Quan hệ nguyên nhân.

$#dariana$

- Câu ghép: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.

+ CN1: Hắn 

+ VN1: làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc

+ CN2: lão

+ VN2: lương thiện quá

→ Các vế trong câu được ghép với nhau "bởi vì".

Quan hệ ý nghĩa: quan hệ giải thích.