Thuyết minh chiếc áo dài

2 câu trả lời

Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.

Hoặc họ dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam.

Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

*Dàn ý 

1. Mở Bài

- Giới thiệu về chiếc áo dài

2. Thân bài

- Nguồn gốc, lịch sử của chiếc áo dài

- Cấu tạo:

+ Cổ áo

+ Thân áo

+ Tay áo

- Chất liệu làm áo dài: vải lụa, voan,..

- Trang trí, họa tiết

- Vai trò của chiếc áo dài trong cuộc sống

3. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em về chiếc áo dài

- Ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc

*Bài tham khảo

  Từ lâu, áo dài đã là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều áo dài được sử dụng, và chúng sử dụng rộng rãi. Áo dài màu trắng luôn biểu tượng của Việt Nam ta khi nhắc đến bộ trang phục này và cả chị em phụ nữ. Áo dài cho các chị sinh viên, học sinh THPT hoặc cho các cô giáo mặc vào ngày chào cờ. Vào ngày tết, áo dài còn dành cho cả các em nhỏ, kể cả gái lẫn trai.

   Áo dài cách tân là một biến thể của áo dài truyền thống, với đặt trưng áo ngắn tầm tới đầu gối, tay áo dài tới bắp tay hoặc tới cùi chỏ. Với xu hướng phát triển ngày nay thì áo dài cách tân cũng là một giải pháp, vừa giữ được nét truyền thống vừa mang phong cách hiện đại và trẻ trung như: Tà áo dài dễ mặc hơn. Dễ dàng hoạt động trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày nơi công sở. Nhiều mẫu mã mới lạ được thiết kế liên tục, màu sắc họa tiết đẹp sáng giúp áo dài cách tân ngày càng phá cách. Vì vậy, áo dài này được mọi người rất ưa thích và sử dụng. 

   Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

   Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

    Áo dài cách tân này đã thể hiện được sắc đẹp, giản dị va không cầu kì, đúng dáng người Việt Nam. Khắc lại những kỉ niệm của tôi, của mọi người trên tà áo dài này. Nó là vật đặc trưng của đất nước Việt Nam.

    Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.