Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm) d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)

2 câu trả lời

`a)` Nội dung chính của văn bản là mô tả về một cuộc sống xa cách giữa cha và con. Dù cha không nhớ được tên trường con học, nhưng ông cảm thấy tự hào vì con đã vượt qua kì thi và đỗ đại học. Cha con có một mối quan hệ tình cảm tưởng chừng như không nói nhiều, không dạy dỗ nhiều, nhưng vẫn hiểu và ủng hộ lẫn nhau.

`b)` Phương thức biểu đạt của văn bản là biểu cảm và tự sự.

`c)` Thán từ "Ừ..." có tác dụng biểu hiện sự đồng tình, chấp nhận và tình cảm từ gương mặt của cha khi con chào và lên xe. Nó đồng thời cũng thể hiện sự kín đáo và ít lời của cha.

`d)` Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi hình dung ra cha mình đang đứng trong bóng tối và lủi thủi đi vào làng, cho thấy sự cô đơn, bất mãn và bất hạnh của cha mình.

`e)` Câu chuyện trên gợi cho tôi suy nghĩ về tình cảm cha con và sự thiếu giao tiếp giữa họ. Nó khiến tôi nhận ra rằng không phải lúc nào tình cảm cũng cần được diễn đạt bằng từ ngữ, mà cũng có thể hiểu và cảm nhận qua những hành động và biểu hiện tình cảm từ sự im lặng. Đồng thời, nó cũng khơi gợi cho tôi suy nghĩ về người thân trong cuộc sống và ý nghĩa của việc hiểu và đồng cảm với nhau trong gia đình.

1, nd chính : đoạn văn bản đã vẽ lên bức chân dung người cha luôn tan tụy chăm sóc , nuôi nấng đứa con của mình , ông luôn coi chúng như niềmtự hào lớn lao nhất , là nguồn hi vọng sống của ông . Dẫu lớn lên nhưng ông vẫnluôn tỉ mỉ săn sóc con như vừa là cha vừa là mẹ . Khi con đi xa nhà ông buồn nhưng nỗi buồn của ông dấu kín trong sự thểể hện tình cảm thô kệch 
2, Ptbđ : tự dưự 
3, thán từ  " hết sức "
td : thểể hien tình cảm lớn lao , niềmtự hàovô cùng to lớn của người cja 
4, khi xe ...hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng.