• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
11 lượt xem

Cứ mỗi lần đọc gương phấn đấu của các bạn khác xong thì máu con sôi lên 100 độ, con quyết chí học tập và làm ăn. Nhưng sáng ngủ dậy lại quên mất hôm qua mình định quyết tâm cái gì. Mở sách học tiếng Anh ra thì con không biết học để làm gì, con có đi nước ngoài đâu, có tiền đâu mà đi du lịch. Đến trung tâm ngoại ngữ thì con nghĩ mình già thế này học chung với bọn trẻ con à. Tập thể dục hay tập tạ tập gym thì con cũng lười nốt, con cứ đi ăn cơm ngoài hàng, xong về nhà trọ và ôm cái laptop. Trước đây tối nào con cũng đi nhậu hay cà phê chém gió với đám bạn, nhưng giờ phần đứa có gia đình, đứa thì ngáo ngơ, nghe nó nói 2,3 lần có mỗi 1 câu chuyện đấy, con chán. Bọn nó sợ chữ, không đọc dài được nên không biết gì mà nói cả, dù đều tốt nghiệp đại học hết dượng à. Thế là con lên mạng. Thế giới ảo là cứu cánh của con. Con chơi game online hoặc lang thang trên mạng, đến 1h-2h sáng mỏi mắt quá thì lăn ra ngủ. Con tham gia ở mọi diễn đàn, con đọc mọi blog, mọi tin tức trên các trang chính thống lẫn lá cải, rồi con xem phim rồi con chat chit facebook với 1000 friends-chẳng biết đó là ai. (Trích Tony buổi sáng – Trên đường băng) C Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên

2 đáp án
13 lượt xem
1 đáp án
25 lượt xem
1 đáp án
11 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem
1 đáp án
9 lượt xem

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên cái chân đau của mình mà nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Nêu các phương thức biểu đạt trong văn bản trên? 3. Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo? 4. Em hiểu như thế nào về câu nói của ông giáo “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” 5. Tìm 1 thán từ có trong đoạn văn trên? 6. Tìm một câu ghép và cho biết vì sao em xác định đó là câu ghép

2 đáp án
10 lượt xem
1 đáp án
9 lượt xem

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua. Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói: - Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình ? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải. Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi dày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời. a. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản b. Nêu ý nghĩa của câu chuyện. c. Chỉ ra các vế của câu ghép, cách nối các vế câu ghép và mối quan hệ ý nghĩa của câu ghép: Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải.

1 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem