Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên cái chân đau của mình mà nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Nêu các phương thức biểu đạt trong văn bản trên? 3. Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo? 4. Em hiểu như thế nào về câu nói của ông giáo “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” 5. Tìm 1 thán từ có trong đoạn văn trên? 6. Tìm một câu ghép và cho biết vì sao em xác định đó là câu ghép

2 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao.

2. Các phương thức biểu đạt trong văn bản: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

3. Đoạn văn trên cho thấy ông giáo là người từng trải, hiểu biết và biết cảm thông, đồng cảm với mọi người.

4. 

- Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.

- Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hằng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương.

- Nam Cao nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.

5. Thán từ: Chao ôi.

6. Câu ghép: Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Vì câu này có 2 cụm C - V, các cụm C - V không bao chứa nhau

- Vế 1: Tôi (CN)/ biết vậy (VN)

- Vế 2: tôi (CN)/ chỉ buồn chứ không nỡ giận (VN)

Câu 1 :

Đoạn văn trích trong VB : Lão Hạc

Tác giả :  Nam Cao

Câu 2 :

PTBĐ : Biểu cảm , Nghị luận

Câu 3 :

Ông giáo trong câu chuyện là người có lòng nhân đạo, có kiến thức, vốn hiểu sâu sắc về đạo lý làm người, có cái nhìn tinh tế khi đánh giá người khác, là người luôn thấu hiểu, thông cảm cho người khác, luôn biết lắng nghe, là người có tâm hồn thiện lương, cao cả, biết yêu thương người khác, . Ông giáo trong câu chuyện đúng là người  có những phẩm chất thật tốt đẹp, đáng quý

Câu 4 : 

Ông giáo nói thật đúng, con người hầu như đều đánh giá 1 con người qua vẻ bề ngoài ( Lề : Vẻ bề ngoài quan trọng như vậy shao ???) mà ko nhìn thấu được những vẻ đẹp thực sự ở bên trong, luôn bị những thứ bề ngoài che mắt. Chúng ta chưa biết gì về họ mà sao có thể đánh giá họ, gán họ với từ xấu xa, ngu ngốc ? Từ đó, ta đã học được 1 bài học vô cùng quí giá : Ta chỉ có thể nhìn nhận, đánh giá 1 người khi ta thực sự đã hiểu về con người của họ, ta nhìn họ bằng sự thấu hiểu, đồng cảm , tất nhiên, ko phải ai cx tiềm tàng vẻ đẹp ở bên trong, vì vậy ta ko nên để những thứ bên ngoài làm che mù đôi mắt t, vẻ đẹp thật sự chính là vẻ đẹp tâm hồn chứ ko phải là những thứ bề ngoài

Câu 5 :

Thán từ có trong đoạn văn : Chao ôi !

Câu 6: 

Câu ghép : Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi

Vì câu này có 2 vế , 2 cụm Chủ - Vị ko chưá nhauu

CN1 : Vợ tôi

VN1 : ko ác

CN2 : thị

VN2 : khổ quá rồi