Vẻ đẹp tâm hồn lão hạc (Kh chép mạng)

1 câu trả lời

              "Laõ Hạc" là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao, cũng là bức tranh tái hiện cuộc sống tăm tối của những người nông dân trước Cách mạng. Truyện đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của một lão nghèo đầy chân chất- lão Hạc.

                Lão Hạc là một người cha thương con vô cùng. Mặc dù  sống trong cảnh nghèo khó nhưng lão Hạc vẫn giữ trong mình tấm lòng cao đẹp của người nông dân. Ẩn chứa trong trái tim bao la của một người cha là tình yêu thương , sự hi sinh vô điều kiện vì con. Từ khi vợ mất, lão phải gà trống nuôi con cho đến khi trưởng thành. Lão đong đếm, chắt chiu dè sẻn để lo cho đám cưới của con sau này. Ấy vậy mà cả dời lam lũ, vất vả dành dụm vẫn ko đủ tiền cưới vợ cho con, vì thế mà lão phải trơ mắt nhìn con hạnh phúc dở dang. Vì nhà nghèo ko cưới đc vợ nên anh con trai phẫn chí bỏ nhà đi đồn điền cao su. Giờ thì lão biết phải làm sao khi thẻ của con, người ta giữ, hình của con, người ta chụp rồi và cả tiền con cũng nhận rồi… Tình yêu thương của lão dành cho con cũng đc thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc kỉ vật duy nhất mà con để lại- cậu Vàng. Lão yêu nó giống như yêu chính đứa con ruột thịt của mình vậy, cho nó vào bát, bắt rận, có cái gì cũng chia sẻ, tâm sự với nó. Nhưng thật đau buồn và xót xa thay khi lão lại phải bán đi người bạn tâm tình duy nhất của mình. Sau một trận ốm kéo dài mà ngay cả công việc, hoa màu, thậm chí là người bạn cũng ko giữ lại đc. Nhưng biết phải làm sao khi công việc, hoa màu đều mất hết, lấy gì nuôi thân nuôi cậu Vàng, ko những thế lại còn ăn vào tiền của con… Tất cả những điều ấy là sự hi sinh thầm lặng của người cha, là tình yêu thương của lão Hạc dành cho đứa con trai của mình.

                  Ko chỉ là một người cha yêu thương, hi sinh vì con vô điề kiện mà lão còn là người có lòng vị tha, nhân hậu. Cú sốc khi bán đi cậu Vàng của lão rất lớn, bởi con chó ấy đc lão coi như con, như một người bạn k thể thiếu. điều đó đc thể hiện rõ qua cách lão chăm sóc cậu Vàng: cho nó ăn vào bát như nhà giàu, bắt rận, đem nó ra ao tắm, con gắp thức ăn cho nó như gắp cho một đứa trẻ,… Lòng nhân hậu của lão còn đc khắc họa rõ nét hơn qua tâm trạng của lão khi kể lại chuyện bán chó cho ông giáo nghe. Từ lời nói, nét mặt và cả cách kể của lão đều toát lên sự ân hận, day dứt, trách móc bản thân như mắc tội j to lớn lắm. Đối vs nhiều người thì việc bán một con chó chẳng có cái j gọi là khó khăn, cần băn khoăn, suy nghĩ và coi đó là một điều bình thường như ông giáo nói: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết j đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp cho nó làm kiếp người”. Điều đơn giản là thế nhưng có mấy ai nhân hậu, tình nghĩa như lão Hạc- một người có thể day dứt mà rơi lệ vì lỡ đánh lừa một con chó.

                   Lão Hạc tuy là một người nông dân “nghèo khổ, lam lũ, ít học” nhưng lão lại mang trong mình lòng tự trọng của một con người lương thiện. Cứ tưởng câu chuyện đến đây là kết thúc nhưng thật ko ngờ lão Hạc lại đi đến quyết định bất ngờ: tự tử. Ban đầu ta vốn ko hiểu tại sao sau khi bán cậu Vàng lão Hạc lại đi đến quyết định táo bạo này. Trước khi chết, lão cẩn thận sắp xếp mọi thứ ổn thỏa đâu vào đấy. Lão sang nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và ba mươi đồng còn lại. Mảnh vườn để lại cho cậu con trai để khi nào trở về còn có kế sinh nhai. Còn ba mươi đồng kia lo cho ma chay của lão sau khi chết, để ko làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lúc đầu ông giáo ko hiểu đc ý định của lão Hạc nên nói trêu rằng: “Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đc đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội j bây giờ phải nhịn đói mà tiền để lại?”. Nhưng ông lại ko ngờ rằng điều ấy sẽ diễn ra trong một tương lai gần. Rồi trong mấy ngày liền, lão chỉ ăn khoai, hết khoai lão lại ăn sung luộc, rau má, củ ráy,… Lão từ chối gần như là hách dịch mọi sự giúp đỡ của ông giáo ngay cả trong lúc khó khăn. Mãi cho đến cc thì ta mới hiểu vì sao lão lại chọn cái chết- một cái chết thật dữ dội (chết bằng bả chó). Lão chọn cái chết vì lão muốn giữ trọn tấm lòng nhân hậu của một người cha, lòng tự trọng của một con người lương thiện. Bởi câu chuyện đã đưa người đọc đến một tình huống mở: lão Hạc xin bả chó của Binh Tư. Khi đó, đọc giả sẽ nghĩ ngay đến khả năng lão bị đẩy vào bờ vực của sự tha hóa: theo gót Binh Tư làm chuyện bất lương. Nhưng ko, đến cc, lão lại chọn cái chết như một sự giải thoát đẻ lão thoát khỏi bờ vực của sự tha hóa

               “Lão Hạc” của Nam Cao đã nói lên phẩm chất cao đẹp của những con người sống trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nam Cao.