• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ học, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, do quần tử tới. Ông chia tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng cỏ gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận châu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi, cảm ơn châu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi, Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. (Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. Nếu công dụng của dấu hai chấm được dùng trong câu in đậm trên. (1 điểm) Câu 2. Ghi lại một câu ghép có trong văn bản trên và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ấy. (1 điểm) Câu 3. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên”? (1 điểm) Phần tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 dòng, trình bày suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện “Người ăn xin”. (2 điểm) Câu 2: Chọn một trong hai để sau (5điểm) Đề 1: văn kể lại niềm hạnh phúc của em khi bất ngờ gặp lại người thân sau thời gian dài xa cách. Đề 2: Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.

1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Lỗi lầm và sự biết ơn Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (theo Hạt giống tâm hồng) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Xác định tình thái từ có trong câu sau và cho biết tình thái từ thuộc loại nào ? “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.” Câu 3. Tìm một trường từ vựng và gọi tên ở phần gạch chân. Câu 4. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép ? Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Câu 5. Người bạn trong câu chuyện trên đã viết và khắc lên đâu? Câu 6. Nêu nội dung chính của câu chuyện. Câu 7. Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?

1 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
86 lượt xem

L.Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức minh và thét lớn: “Tôi ghét người . Cậu ngạc nhiên vô cùng vi từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người". Cậu hoảng hối quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu. Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thủ ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.”... (Theo Tri Quyển - Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TPHCM, 2006) Câu 1: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì (1 điểm) Câu 2: Tìm một câu ghép trong văn bản trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế cấu trong câu ghép đó? (1 điểm) Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên là gì? (1 điểm) Ae Giúp Tôi

2 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Mọi người thấy bài văn "Kể việc tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường" như này là được chưa ạ Có gì mọi người thêm ý sao cho hay và có sự liên kết giúp em với Bài làm: Bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường có nhiều lý do như: khói bụi mà các phương tiện giao thông, các nhà máy xí nghiệp và đặc biệt là ý thức của người dân trong việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là điều vô cùng cấp bách và cần thiết lúc này. Cứ đến gần Tết, quê em lại vận động bà con tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm sạch đẹp để chào đón năm mới. Năm nay cũng vậy, mọi người ai nấy cũng bận bịu nhưng vẫn dành thời gian đi tổng vệ sinh. Em cũng cùng ba mẹ đi tổng vệ sinh nhà cửa xóm làng. Được giao nhiệm vụ, em hào hứng vô cùng, chuẩn bị thêm một cái chổi và một cái rổ mang theo. Tới nới, mọi người đều tập trung đông đủ, ai cũng tự giác làm công việc của mình. Người dọn rác, người chặt những nhành cây ngáng đường, mấy anh thanh niên có sức khoẻ được phân công đắp lại bến nước cạnh sông. Em còn nhỏ nên được giao quét dọn xung quanh khu vực cùng mấy bạn trong xóm. Chúng em sử dụng những bao tải lớn, đeo găng tay bảo hộ. Sau đó cả nhóm phân công nhau ra từng khu vực để dọn dẹp. Những đồ dùng như chai nước, vỏ lon,.....được phân loại riêng vào thùng rác. Chúng em gôm những những vỏ lon nước ngọt vào chung một chỗ để đem bán lấy một số tiền nho nhỏ góp vào mua đồ trang trí cho xóm vào ngày Tết. Các loại rác còn lại chúng em bỏ vào bao tải, sau đó buộc lại rồi gọi các anh thanh niên đem đi xử lý, bỏ vào nơi đúng quy định. Tuy công việc khá vất vả, nhưng chúng em cảm thấy vô cùng vui vẻ vì đã làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường của quê hương mình. Dọn dẹp xong xuôi, chúng em tiếp tục dùng chổi gom những rác và lá cây khô lại một chỗ, rồi quét chúng vào rổ mang tới hố rác để vứt. Em dùng chổi gom những rác và lá cây khô lại một đống, rồi quét chúng vào rổ mang tới hố rác để vứt. Em và mấy người bạn làm cùng nhau nên công việc nhanh chóng hoàn thành. Còn về phần của người lớn cũng vậy, mọi người cùng chung tay giúp nhau thoáng cái là đã xong. Trên mặt ai cũng nở một nụ cười rực rỡ. Trên đường về, tụi em được chú cán bộ đoàn khen chăm chỉ, làm việc tốt, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Về đến nhà, em được mẹ xoa đầu khen. Em thấy vui và tự hào vì mình đã làm được một việc tốt. Trong lòng em ngập tràn niềm vui vì mình đã góp phần nhỏ bé vào bảo vệ môi trường cho thiên nhiên trong lành hơn. Dù đây chỉ là một khu phố nhỏ, một hành động nhỏ nhưng nếu được nhân lên, xuất hiện nhiều hơn những khu phố xanh - sạch - đẹp thì môi trường sẽ được bảo vệ, một cuộc sống đáng mơ ước sẽ mở ra, không cần lo ô nhiễm, bệnh tật. Em thầm nhủ sẽ cố gắng thật nhiều hơn nữa để góp phần giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp

2 đáp án
17 lượt xem
1 đáp án
18 lượt xem
1 đáp án
15 lượt xem