L.Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức minh và thét lớn: “Tôi ghét người . Cậu ngạc nhiên vô cùng vi từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người". Cậu hoảng hối quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu. Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thủ ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.”... (Theo Tri Quyển - Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TPHCM, 2006) Câu 1: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì (1 điểm) Câu 2: Tìm một câu ghép trong văn bản trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế cấu trong câu ghép đó? (1 điểm) Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên là gì? (1 điểm) Ae Giúp Tôi

2 câu trả lời

Bài Làm : 

  Câu 1 : 

- Tác dụng của dấu hai chấm trong văn bản trên : Đánh dấu, báo trước lời dẫn trức tiếp của nhân vật. 

- Tác dụng của dấu ngoặc kép trong văn bản trên : Đánh dấu câu, đoạn dẫn trực tiếp

  Câu 2 : 

- Một câu ghép : "Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con." 

- Quan hệ ý nghĩa giứa các vế câu : Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả 

  Câu 3 : 

- Nội dung chính của văn bản trên : Người con ngỗ nghịch, bưỡng bỉnh luôn khiến mẹ phải buồn lòng và khiển trách. Sau đấy là cách dạy dỗ của người mẹ đối với hành động của người con khi vào rừng. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. 

Câu 1:

Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật trong văn bản.

Câu 2:

- Câu ghép trong văn bản:

"Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con."

- Quan hệ ý nghĩa: Điều kiện, giả thiết - kết quả.

Câu 3: 

Nội dung chính của văn bản:

Người mẹ nói cho người con hiểu định luật trong cuộc sống rằng: Khi con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.