• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“…Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Tất cả mọi việc xẩy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới. Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác – thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông. Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế! Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát…” (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ văn 12, NXBGD 2008, tr 72-73) Phân tích phát hiện của nghệ sĩ Phùng được thể hiện ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình huống nhận thức trong tác phẩm.

2 đáp án
90 lượt xem

cha mẹ nào cũng muốn con mình nên người.Nên người không phải là thuật ngữ giáo điều hay nói cho vui mà là chuẩn mực trong cuộc sống. Đó là kiểu sống có trước có sau , ứng xử thấu tình đạt ý, tương tác và giao tiếp lịch sự, biết kiểm soát chính mình, biết sống có ích cho mình và cộng đồng, biết thực hiện và tuân thủ những giá trị chuẩn mực... Những điều này thể hiện hằng ngày, hằng giờ thậm chí là hằng phút, hằng giây qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách nói năng đúng mực... tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý giá theo kiểu để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà nó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo đúng mẫu là bắt chước, dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt - ngay cả nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội. Dĩ nhiên , sự tử tế cũng có thể bị chi phối rất lớn từ tiền tài, vật chất.Khi người ta sống vị kỉ, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn lợi ích cộng đồng, bàng quan thì cũng là lúc họ mất dần niềm tin về cái thiện, điều tốt đẩy sự tử tế ra xa. Vì vậy, để hình thành sự tử tế cần phải có sự tác động từ gia đình, thầy cô, những bài học trong cuộc sống xã hội. ( Trích sự tử tế không phải là món quà, TS Huỳnh Văn Sơn) Từ nội dung văn bản trên anh/ chị hãy viết 1 đọan văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống

2 đáp án
97 lượt xem

Mong mọi người giúp tôi những câu hỏi này, cảm ơn rất nhiều Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới Dịch Covid-19 cho thấy một thực tế là, loài người, cho dù đã tiến những bước dài trên con đường chinh phục tự nhiên, tích lũy được khối kiến thức khoa học khổng lồ để hiểu và chế ngự thiên nhiên, nhưng, con người vẫn dễ bị tổn thương và đe dọa bởi thiên nhiên đến nhường nào. Một dịch bệnh mới vẫn luôn có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và sự chuẩn bị ứng phó, ngăn ngừa bệnh dịch của con người chưa bao giờ có thể coi là đủ được. Như thế, cuộc chiến chống lại dịch bệnh của con người là không khi nào ngừng nghỉ. Trên góc độ quốc tế, dịch bệnh là một trong những mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nổi lên trong những thập kỷ qua khiến nhân loại phải lo ngại sâu sắc, mọi quốc gia đều phải đối mặt. Dịch Covid-19 bùng phát lần này, với hậu quả và hệ lụy lớn hơn rất nhiều so với dịch SARS ở châu Á hay Ebola ở châu Phi trong quá khứ, lại cho thấy các quốc gia tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao như thế nào. Nguy cơ và mối đe dọa lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia đã lớn hơn rất nhiều, xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của trao đổi, giao thương và du lịch quốc tế. Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế của dịch bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều do độ mở lớn của các nền kinh tế và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Đối phó với dịch bệnh, mỗi quốc gia đều có nỗ lực, biện pháp riêng để bảo vệ sự an toàn của người dân. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất, xuất phát từ đòi hỏi và nhu cầu tối thượng của người dân mà mọi chính phủ đều phải làm cho tốt. Song, bên cạnh đó không thể không có vai trò rất quyết định của hợp tác chung trong cộng đồng khu vực và quốc tế. Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. (Trích Đối phó với dịch bệnh Covid:cuộc chiến không ngừng nghỉ - baoquocte.vn) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (1đ) Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: cuộc chiến chống lại dịch bệnh của con người là không ngừng nghỉ?(2 đ) Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế của dịch bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều?(3 đ) Câu 4. Anh /chị có đồng tình với quan niệm: Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.? Vì sao? (4đ)

1 đáp án
78 lượt xem

Cuộc sống của chúng ta giống như những chuyến đi bởi lẽ, ta luôn có nhiều những lựa chọn nhưng không nên mất quá nhiều thời gian để tìm được kết quả mình muốn. Khi thật sự rã rời thân thể, bạn hãy dừng lại ven đường nghỉ ngơi đôi chút. Dừng lại và bước đi đúng là cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất. Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Cảm giác của việc lao nhanh và phía trước tuyệt vời thật, nhưng biết đâu vực thẳm đâu đó mà bạn không kịp nhìn thấy, và biết đâu chiếc xe đã bị đứt thắng phanh. Có hàng trăm trở ngại, và bạn không bao giờ được tự mãn... Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành trình của đời mình. Dĩ nhiên, lúc tận hưởng cảm giác hạnh phúc thì không phải bất hạnh sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Cuộc đời vốn là một chuyến đi, cái bạn cần là "để dành" sức lực và cảm hứng cho những chặng đường kế tiếp. (Những con dốc cuộc đời,Nguyễn Quỳnh,Sinh viên Việt Nam) (https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nhung_con_doc_cuoc_doi-4.html) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Hãy nêu cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất được thể hiện trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành trình của đời mình. Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Câu 4. Anh/chị có đồng tình lời khuyên cái bạn cần do tác giả đưa ra ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do.

2 đáp án
135 lượt xem

Mọi người giúp mình. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tâm hồn con người rất kì lạ: khi bạn hành động không vì những lời tán dương của người khác mà chỉ muốn làm cho họ tỏa sáng, một cảm giác sâu lắng khó tả sẽ xuất hiện bên trong bạn. Khi bạn làm cho người khác tỏa sáng, bạn cũng sẽ tỏa sáng. Nhu cầu được chú ý càng nhiều càng tốt là cái tôi khá lớn của mỗi chúng ta. […] Đó là cái tôi muốn được nhìn nhận, được lắng nghe, được tôn trọng và được đối xử đặc biệt. Không những thế, nó còn xúi giục ta ngắt lời người khác, hoặc chờ đợi một cách thiếu kiên nhẫn đến lượt mình lên tiếng, hoặc lôi kéo cả câu chuyện về phía mình… Ít nhiều hầu hết chúng ta đều có thói quen không tốt này. Khi đột ngột xen ngang và kéo câu chuyện về phía mình, bạn có thể làm giảm hứng thú chia sẻ của người đối diện, đồng thời tạo ra khoảng cách giữa bạn và họ. Lúc đó, cả hai đều trở thành người thua cuộc. […] Tất nhiên cũng có lúc chúng ta cần trao đổi với nhau những trải nghiệm cá nhân, và chia sẻ trong vinh dự cũng như trong sự quan tâm lẫn nhau chứ không phải chỉ thể hiện một chiều. Điều này hẳn nhiên hoàn toàn đối lập với ý đồ tước đoạt vinh quang của người khác. Và, điều kì diệu là, khi bạn không còn muốn giành phần vinh quang từ người khác, sự chú ý bạn hằng mong muốn sẽ được thay thế bằng sự tự tin trong chính con người mình. (Theo Tất cả chỉ là chuyện nhỏ, Richard Carlson, biên dịch:Hiền Lê - Thế Lâm - Vương Long, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 28 - 29) Câu 1. Chỉ ra 02 nhu cầu của con người trong đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, nhu cầu được chú ý càng nhiều càng tốt có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: khi bạn không còn muốn giành phần vinh quang từ người khác, sự chú ý bạn hằng mong muốn sẽ được thay thế bằng sự tự tin trong chính con người mình? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Khi bạn làm cho người khác tỏa sáng, bạn cũng sẽ tỏa sáng? Vì sao?

1 đáp án
78 lượt xem
2 đáp án
27 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Trong xã hội hiện đại,bạn dễ dàng biết được thông tin giá cả của bất cứ thứ hàng hóa nào. Thế nhưng có bao giờ bạn thử tìm hiểu giá trị của chính bản thân mình ? Phần lớn chúng ta thường “đo lường” giá trị bản thân thông qua vật chất mà người đó sở hữu. Ai có nhiều tiền, có biệt thự sang trọng, có siêu xe, ... thì trởnên có giá trị hơn những người ít tiền, không của cải. Cách này xem ra có lợi cho những nhà kinh doanh. Đành rằng tài sản có thểđược tạo ra từ năng lực của cá nhân. Nhưng nên nhớ rằng giá trị bản thân không nằm trong khối tài sản của bạn mà ở năng lực tạo ra khối tài sản ấy. Giá trịcủa cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố bên trong, đó là nhân cách, ước mơ, hoài bão, mục đích sống, chuẩn mực sống, ... mà mỗi người đặt ra cho mình và tôn trọng suốt đời chứkhông phải những thứ vật chất bên ngoài. Khi bạn sống hết mình cho đam mê, khát vọng, bạn thực sự có giá trị hơn một ai đó sống mỏi mòn với một công việc mà mình không yêu thích. Khi bạn gắng sức để hoàn thành một trách nhiệm nhỏ bé với mong muốn góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, bạn thực sự có giá trị hơn một trí thức thỏa mãn với chiếc ghế quan chức mua bằng tiền. Khi bạn mở rộng trái tim để yêu thương, chia sẻ và đem sự bình an đến cho những người xung quanh, bạn thực sự có giá trị hơn một triệu phú âm thầm hưởng thụ sự giàu sang một mình... Sự cống hiến của mỗi cá nhân đối với cộng đồng làm nên giá trị của bản thân. Con người là một loại “hàng hóa đặc biệt”, không bao giờ có cùng giá trị tương đương. Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để thấy mình nhỏ bé, vô dụng. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh đáng tự hào, giá trịcủa chúng ta là điểm mạnh ấy. (Theo Hữu Thắng –“Đi tìm giá trị bản thân”) Câu 1:Theo văn bản những yếu tố nào mới làm nên giá trịcủa cá nhân ? Câu 2:Tác giả chỉ ra những sai lầm nào của nhiều người khi đánh giá về giá trị bản thân? Lí giải vì sao họ lại có quan niệm như thế? Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: Khi bạn mở rộng trái tim để yêu thương, chia sẻ và đem sự bình an đến cho những người xung quanh, bạn thực sự có giá trị hơn một triệu phú âm thầm hưởng thụ sự giàu sang một mình? Câu 4:Anh ( chị) có đồng tình với quan niệm của tác giả: Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh đáng tự hào, giá trị của chúng ta là điểm mạnh ấy.

1 đáp án
129 lượt xem

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới “Kể từ khi trên Facebook cá nhân của Byron Roman đăng tải hình ảnh đi thu gom rác để bảo vệ môi trường đến nay, trào lưu này đã lan ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Hành động nhỏ Gần đây, nhiều tờ báo đã đăng tài trào lưu “xắn tay dọn rác” của Byron Roman thách thức trên Facebook cá nhân. Điều đáng nói là khi thanh niên này đưa hình ảnh lên “phây” cá nhân, hàng chục nghìn lượt Facebooker thích, gần 300.000 lượt chia sẻ. Nhiều bạn trẻ trên thế giới đã hưởng ứng, gửi cho Byron Roman những bức ảnh họ đang đi thu gom rác thải. Ở Việt Nam, phong trào này cũng đã tổ chức được nhiều năm nhưng nhờ sự tác động trên “phây” của Byron Roman, nhiều bạn trẻ đã thay đổi từ nhận thức đến hành động, tích cực tham gia nhặt rác để bảo vệ môi trường sống. […] Ý nghĩa lớn Trào lưu nhặt rác đăng “phây” để lan tỏa tình yêu giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của cộng đồng mạng ngày càng thu hút nhiều người tham gia. Nhiều gương bạn trẻ thu gom rác dọc các bãi biển từ Bắc vào Nam liên tục được đăng tải như TP Vinh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Tuy là hành động nhỏ của mỗi cá nhân nhưng lại có ý nghĩa to lớn, tác động mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ. […] Từ tấm ảnh thanh niên nước ngoài đăng tải hành động nhặt rác đề bảo vệ môi trường, đến nay phong trào lan sang nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với hành động nhỏ nhưng việc thu gom rác thải ở nơi công cộng đã thực sự tác động rất lớn đến ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ mội trường sống sạch đẹp.” (Theo Vũ Kiên, https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/trao-luu-nhat-rac-khoe-facebook-bao-ve-moi-truong-khong-bien-gioi-3988288-b.html) Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2. Các dẫn chứng được nêu trong văn bản có tác dụng gì? Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của trào lưu “Nhặt rác đăng “phây”. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với cách lập luận: nhặt rác là “hành động nhỏ” nhưng “ý nghĩa lớn” ? Giải thích? PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống. MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH NỘP RỒI TvT

1 đáp án
84 lượt xem